4/1/17

TÁC ĐỘNG TỪ TINH THẦN LIÊM CHÍNH VÀ KIẾN TẠO

Không thể phủ nhận những hệ lụy từ sự cố môi trường biển do Formosa xả  thải  gây ra không những ảnh hưởng lớn đến đời  sống  ngư dân ven biển miền Trung mà còn ảnh hưởng nghi êm trọng đến sản  xuất  kinh doanh  của bà con nông dân nuôi  cá lồng tại  Phá Tam Giang (Thừa Thiên Huế) bởi nguồn thức ăn chính cho cá lại là cá biển loại nhỏ.

Trở lại Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) dịp cuối năm, ghé thăm Thôn 14, Xã Quảng Công  nơi có 190 hộ nông dân với hơn 400 lao động hiện đang nuôi cá lồng trên  Phá Tam Giang. Hai tháng sau khi bài báo viết về “Nguy cơ phá sản của các hộ nuôi cá lồng trên Phá Tam Giang” được đăng. Gặp lại Trưởng thôn Nguyễn Ngọc hỏi thăm tình hình làm ăn của bà con sau khi bài báo đăng. Sau cái bắt tay thật chặt và nụ cười mừng rỡ anh cho biết: “ Bà con đã được phát  biểu mẫu kê khai thiệt hại theo  yêu cầu của Chính quyền địa phương, bà con cũng mừng và đang hy vọng sớm nhận được hỗ trợ từ Chính phủ do sự cố môi trường biển “. Chia sẻ về những khó khăn mà bà con còn đang phải gánh chịu anh tâm sự: “ Mấy ngày vừa qua mưa lớn ở miền Trung lũ từ thượng nguồn dồn dập đổ về, trong đó có cả nước xả từ các hồ thủy điện cho nên nước trên Phá Tam Giang bị ảnh hưởng do thiếu độ mặn, bà con phải chuyển cá vô các hồ nhỏ và bổ sung thêm muối nhằm đảm bảo môi trường nước cho cá, tuy nhiên cá cũng bị chết nhiều do lũ về đêm không vớt kịp để chuyển vô hồ nhỏ”.


Men theo bờ những hồ nuôi cá của bà con thôn 14 Xã Quảng Công tôi gặp anh Lâm Đức Dũng một trong những chủ hộ nuôi cá tại đây nay phải chuyển sang  đầu tư  xe ô tô để chở khách do không thể kéo dài tình trạng nuôi cá rồi nằm chờ người mua.  Anh tâm sự:” Gia đình vợ cháu vẫn còn tồn hơn một tỷ đồng tiền cá dưới hồ chưa bán được, được tin Chính phủ sẽ hỗ trợ cho các hộ nuôi cá tại đây nhà  ch áu  và  nhiều hộ gia đình nuôi tôm cá trên đầm phá rất vui  tuy mỗi ngày vẫn phải chi 3 – 4 triệu đồng tiền thức ăn để duy trì đàn cá chẳng còn cách nào khác, vừa rồi lũ lớn về cá cũng bị chết nhiều”.
Tuy gặp nhiều khó khăn nhưng  bà con nông dân nơi đây luôn nhận được sự quan tâm, chia sẻ của các cấp Chính quyền địa phương. Trong những ngày mưa lũ cán bộ lãnh đạo xã Quảng Công  thường  xuyên  xuống tận hồ nuôi hải sản động viên, thăm hỏi và chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng  chống lũ để giảm thiểu thiệt hại cho bà con trong  mùa mưa lũ, đồng thời kiến nghị cấp trên hỗ trợ thiệt hại do ảnh hưởng sự cố môi trường biển. 


Được biết  tỉnh Thừa Thiên  Huế đã kiến nghị Chính phủ xin hỗ trợ  bổ sung cho nông dân nuôi hải sản ở đầm phá. Ông Hoàng Ngọc Khanh, Chánh Văn phòng UBND  tỉnh Thừa Thiên  Huế, cho biết: Tỉnh đã trình Chính phủ xin hỗ trợ thêm 238,4 tỷ đồng cho các nhóm đối  tượng  nông dân nuôi hải s ản ở đầm phá. Theo đó, nhóm nuôi trồng thủy sản được kiến nghị hỗ trợ 10 tỷ đồng, đối tượng khai thác thủy sản đầm phá 118 tỷ đồng; nhóm lao động không thường xuyên bị mất việc làm 106,8 tỷ đồng. Ông Hồ Sỹ Nguyên, Giám đốc Sở NN&PTNT  Thừa Thiên  Huế  thông tin thêm: “Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đã cơ bản đồng ý với kiến nghị hỗ trợ bổ sung cho đối tượng  nông  dân tại  vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên  Huế “ . Nhờ vậy mà bà con đang hứng khởi , yên tâm mong đợi môi trường biển tốt dần và sự hỗ trợ kịp thời từ Chính phủ.


Bài, ảnh và video : Nguyễn  Kỳ Nam

Bài đăng trên báo Diễn Đàn Doanh nghiệp

http://enternews.vn/nguoi-nuoi-ca-pha-tam-giang-thoat-nguy-co-pha-san.html