26/10/17

NHỮNG THI NHÂN KHÔNG CHỈ BIẾT LÀM THƠ


Trần Anh Thư, một cái tên mà làng thơ Việt nhiều người biết tới với những bài thơ đường lay động con tim nhiều người. Chị không chỉ là một thi nhân mà còn là một người có trái tim nhân ái và là amin nhóm "Hội thơ - Tao Đàn Năm Châu" - TP Hồ Chí Minh với gần 8000 thành viên thi hữu trong và ngoài nước. Mỗi tháng một lần chị đi vận động quyên góp của bạn bè, người thân để chia sẻ cho những trẻ mồ côi và trẻ vùng sâu hiếu học tại các tỉnh phía nam. Lần này chị quyết định "Bắc tiến" để cùng bạn bè Hà Nội lên vùng cao Tây Bắc.

 Lai Châu, một tỉnh nghèo nhất Tây Bắc vừa bị lũ tàn phá. Bà con nơi đây đang phải gánh nhiều thiệt hại, các cháu nhỏ sẽ lạnh khi mùa đông đang tới gần


Điện thoại cho Thư về mong muốn được cùng bạn tìm nguồn hỗ trợ cho các cháu nhỏ Lai Châu. Thư hồ hởi và đồng ý ngay:” Em cũng muốn được ra bắc để biết Hà Nội và vùng cao Tây Bắc, em sẽ vận động bạn bè cùng tham ra và kết hợp đi du lịch luôn”. Thế là chương trình “ Hơi ấm cho em” của hội thơ “Tao Đàn Năm Châu” được khởi động. Chung tay cùng chúng tôi có các bạn thơ Hà Nội, những người đầy tâm huyết và nhiệt tình đó là Phí Mai Hiền, Phạm Hương Giang (Hà Nội), Hoàng Nguyên( Hải Dương)
Sau hơn một tháng vận động và quyên góp tại các tỉnh phía Nam cùng các bạn hữu của Kỳ Nam tại Hà Nội, TPHCM đoàn thiện nguyện đã thực hiện chuyến đi vượt cả ngàn km từ TP Hồ Chí Minh để đến với thi hữu Hà Nội. 25 thành viên của đoàn trong đó có một số người nhà thiện nguyện viên cùng đi để được tham quan Tây Bắc. 8 chị em đến từ Tiền Giang và một cặp vợ chồng thơ "Hai Lúa" đến từ Lâm Đồng. Được đến với miền cao Tây Bắc không chỉ là ước muốn của tất cả thành viên trong đoàn mà hơn thế nữa họ muốn được chia sẻ  những khó khăn của đồng bào nơi vùng cao, vùng sâu tỉnh Lai Châu. Chuyến đi lần này đoàn muốn dành tình thương yêu cho các cháu nhỏ tại các điểm trường bản Huổi Khe, xã Sơn Bình, điểm trường mầm non bản Ma Sao Phìn, xã Khun Há và điểm trường mầm non bản Chu Va 12 thuộc huyện Tam Đường, Lai Châu với tổng số quà gồm 130 chăn ấm, 310 áo ấm, 1400 túi sữa. Nhiều người trong đoàn chỉ biết nhau qua mạng nay được gặp nhau bằng xương bằng thịt, cùng nhau một lòng từ tâm với những hoàn cảnh khó khăn hơn mình, có những chị trong đoàn dù tuổi đã ngoài 70 ăn chay trường suốt cả chuyến đi vẫn lên các bản xa trên vùng cao. 

Vượt chặng đường gần 400km từ Hà Nội, chúng tôi nghỉ đêm tại TP Lao Cai. Tiết cuối thu của miền cao Tây Bắc sương dăng mù mịt, sáng sớm  21/10 đoàn chúng tôi bắt đầu vượt độ cao để lên Lai Châu nơi có các thầy cô giáo và các cháu đang ngóng đợi. Chiếc xe gặp sự cố ì ạch leo đèo,sương mù dày đặc khiến lái xe không thể đi nhanh, ai nấy cũng sốt ruột và lo ngại, quãng đường chỉ có 70km mà sau hơn 3 giờ đồng hồ chúng tôi mới có mặt tại Xã Sơn Bình. Đón chúng tôi là lãnh đạo Phòng Giáo dục Huyện Tam Đường cùng các cô giáo tại các điểm trường thuộc 2 xã Sơn Bình và Khun Há cùng nhiều phụ huynh học sinh được nhà trường huy động chở giúp đồ hỗ trợ lên bản cao. 

Quãng đường đèo dốc quanh co, hơn nữa thành viên đoàn đa số tuổi đã cao đều từ 55 đến ngoài 70 đến nơi ai cũng thấm mệt vậy mà mọi người lại chung tay chuyển đồ. Những bọc chăn và quần áo ấm được các thầy cô cùng các  phụ huynh học sinh chuyển đi ngay bằng xe máy, một tốp thành viên trong đoàn cũng được chở lên trước để đón hàng trước khi trực tiếp trao cho các cháu. Điểm trường Huổi Ke hôm nay thật vui, các cháu tề tựu đông đủ cho dù là ngày được nghỉ học, nhiều phụ huynh cũng có mặt tại đây. Một cuộc giao lưu ấm áp tình người được diễn ra giữa đoàn thiện nguyện cùng các cháu nhỏ, những cánh tay nhỏ giơ cao để được mặc ngay những chiếc áo ấm mang đến từ phương xa. Các điểm trường tiếp theo cũng được đoàn thiện nguyện đến tận nơi phân phát. Chương trình thiện nguyện được kết thúc khi trời vừa sẩm tối. Nghỉ lại một đêm nơi vùng cao Tây Bắc để cảm nhận những gì mà bà con các dân tộc phải chịu nhiều thiệt thòi do đường xá xa xôi, do địa hình hiểm trở và thời tiết khắc nghiệt.
Trên đường trở về, kể cho nhau nghe những điều trông thấy ai nấy đều có chung một suy nghĩ: Cần thêm nữa những chia sẻ cho bà con vùng cao để họ có cuộc sống tốt hơn và chúng tôi cùng hẹn nhau sẽ lại lên Tây bắc trong năm tới.


Viết những dòng này bên tai tôi còn văng vẳng điệp khúc bài “Thiện nguyện ca” của nhạc sỹ Văn Cường mà trong suốt hành trình chúng tôi cùng bắt nhịp cho nhau và hát:
“ Bạn ơi hãy theo tôi chúng ta cùng vững bước
Về muôn nẻo xa xôi ta thắp tình yêu người
Bạn ơi hãy chung tay sớt chia tình nhân ái
Cùng đi khắp muôn nơi xoa dịu bao nỗi đau cuộc đời”
Thay mặt đoàn thiện nguyện xin cám ơn các nhà hảo tâm, các em trong BTC, các anh chị em đã đồng hành cùng chương trình. Cám ơn lãnh đạo địa phương, Phòng giáo dục huyện Tam Đường cùng các thầy cô giáo, các phụ huynh học sinh đã trợ giúp chúng tôi để chương trình thành công tốt đẹp.

Lai Châu, 22/10/2017

Kỳ Nam

Đoàn thiện nguyện "Tao Đàn Năm Châu" phát quà cho các cháu điểm trường Huổi Khe














Các cháu mẫu giáo tại điểm trường Huổi Ke, xã Sơn Bình đang nhận quà


Các cháu mẫu giáo tại điểm trường Huổi Ke, xã Sơn Bình




Chị Trần Anh Thư đang giao lưu cùng các cháu tại điểm trường Ma sao Phìn

Kỳ Nam chụp ảnh chung với Chủ tịch xã Khun Há Vàng A Sở

Các cháu đang nhận quà tại điểm trường Ma sao Phìn



29/8/17

CẦN THÊM NHỮNG TẤM LÒNG CHUNG TAY VƯỢT KHÓ

Chúng tôi đến Mù Cang Chải lần này không phải để chiêm ngưỡng vẻ đẹp nơi đây mà đến để chứng kiến một Mù Cang Chải tan hoang sau cơn lũ lịch sử, chứng kiến sự mất mát lớn lao mà Chính quyền và người dân nơi đây phải gánh chịu và chứng kiến sự yêu thương, chia sẻ, đùm bọc của các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp đối với bà con gặp nạn sau cơn lũ dữ.



Con đường chính vào trung tâm thị trấn nhiều đoạn bị sạt lở nghiêm trọng, phần đường may mắn còn đủ cho một làn xe đi qua, những con suối nước đỏ ngàu đang còn tuôn xối xả, những vẻ mặt còn chưa hết hoảng hốt sau trận lũ lịch sử. Trận lũ đã cuốn đi 54 ngôi nhà, làm chết và mất tích 14 người mà đến 20 ngày sau 6 người còn bị chôn vùi đâu đó trong những đống đất đá chưa được tìm thấy.
Vượt chặng đường 300km, tôi cùng đoàn Nghệ sỹ nhiếp ảnh và Nhà báo mang theo một số tiền khiêm tốn nhưng là tình cảm yêu thương của các anh chị em nhiếp ảnh, các nhà báo và bạn bè đến với Mù Cang Chải. Vừa đặt chân tới trung tâm thị trấn, đoàn vào thẳng UBND huyện Mù Cang Chải. Được hẹn trước nên khi đoàn đến anh Lê Ngọc Minh - Chủ tịch MTTQ huyện đã xuống cầu thang đón chúng tôi. Sau những cái bắt tay thật chặt. Chúng tôi bày tỏ nguyện vọng và mục đích chuyến đi và xin phép được làm việc ngay. Đoàn thiện nguyện “Nhiếp ảnh với Mù Cang Chải” đưa ra danh sách các đối tượng đoàn mong muốn hỗ trợ, sau vài phút trao đổi, vị chủ tịch MTTQ giao cho cán bộ chuyên trách gọi điện đến từng bà con mời lên hội trường Ủy ban để nhận tiền hỗ trợ.
Tranh thủ thời gian chờ đợi tôi xin phép phỏng vấn anh Lê Ngọc Minh, anh cho biết: “Trong tháng 6 và 7 trên địa bàn Mù Cang Chải đã xảy ra mưa lớn kéo dài. Lượng mưa đo được từ ngày 18/6 đến ngày 03/8/2017 là 516 mm, cao hơn lượng mưa trung bình hàng năm (Lượng mưa trung bình hàng năm trên địa bàn huyện Mù Cang Chải là 390mm). Đặc biệt là vào đêm ngày 02/8/2017 tại khu vực trung tâm thị trấn và các xã lân cận đã có mưa lớn cục bộ. Đến khoảng 5 giờ 30’ sáng ngày 03/8/2017 đã xảy ra lũ ống, lũ quét lớn gây thiệt hại nặng nề về người, nhà cửa, tài sản của nhân dân và các công trình công cộng trên địa bàn huyện Mù Cang Chải. Theo một số cụ già sống lâu năm ở đây thì chưa bao giờ có trận lũ nào lớn như vậy.”
Phóng viên Kỳ Nam đang phỏng vấn Chủ tịch MTTQ
huyện Mù Cang Chải
Khi được hỏi về những thiệt hại tại Mù Cang Chải sau trận lũ lịch sử ngày 3/8, anh Minh cho biết thêm: “Sau gần 20 ngày tìm kiếm, đến nay có 14 người chết và mất tích (08 người chết; 06 người mất tích) và 09 người bị thương. Tổng số nhà bị thiệt hại là 156, trong đó nhà dân bị cuốn trôi và sập đổ hoàn toàn là 54 nhà, trong đó nhà ở là 39 nhà làm ảnh hướng đến 180 nhân  khẩu (Dế Xu Phình 6 nhà; La Pán Tẩn 5 nhà; Thị trấn 9 nhà; Kim Nọi 5 nhà; Lao Chải 14 nhà) và 15 nhà trọ cho thuê của thị trấn. 
Chính quyền địa phương cùng bà con vùng lũ
 khắc phục hậu quả sau lũ.
Các công trình công cộng bị thiệt hại nặng nề gồm có: 06 công trình Giáo dục và Đào tạo, 14 công trình giao thông, 134 công trình thủy lợi, 02 công trình cấp nước tập trung, 01 công trình văn hóa, 02 công trình khác, 54 cột điện hạ thế và 03 cột  điện trung thế bị gãy đổ , với tổng khối lượng đất đá vùi lấp 132.000m3. Về tài sản, hoa màu: Có 15 hộ dân ở nhà trọ tại thị trấn Mù Cang Chải bị mất hết tài sản sau lũ quét. Diện tích hoa mầu bị thiệt hại 127,11 ha (mất trắng), trong đó: Lúa 70,78 ha (trong đó: diện tích đất trồng lúa có thể cải tạo, khôi phục được 40,28ha; diện tích đất lúa không thể khắc phục, cải tạo được 30,5 ha); ngô mất trắng 56,3 ha. Diện tích thảo quả bị thiệt hại 26 ha ( xã Chế Tạo 18,5 ha, xã Lao Chải 7,5 ha). Thiệt hại về gia súc: 71 con. Trong đó: 22 con trâu, 14 con bò, 3 con dê và 32 lợn của xã (Lao Chải, Kim Nọi, Dế Xu Phình, Thị trấn, Chế Tạo) cùng nhiều tài sản khác. Đặc biệt có gia đình vừa vay tiền ngân hàng để xây nhà từ hôm trước để trong két hơn 300 triệu đã bị lũ cuốn trôi mất. Ngoài ra các trường học cũng bị thiệt hại lớn về trang thiết bị giáo dục như Trường THPT huyện, Trường TH và THCS Thị trấn; Trường Mần non Hoa Lan và điểm Trường Mầm non Tà Ghênh, xã Lao Chải”.
Những thiệt hại thật to lớn tại Mù Cang Chải
Gặp chị Phạm Thị Hương Thảo - Giáo viên trường TH&THCS Mù Cang Chải ở tổ 8, thị trấn bên hành lang hội trường, chị chia sẻ: “Trong trận lũ vừa qua nhà tôi có 4 người ở nhà nhưng may mắn thoát chết, tuy nhiên nhà và tài sản bị lũ cuốn trôi hoàn toàn. Ngay ngày đầu tiên gia đình tôi đã được chính quyền địa phương bố trí ngay chỗ ăn ở tại cơ quan cũ rồi gia đình tôi cũng được bà con hàng xóm, bạn bè đồng nghiệp hỗ trợ. Người cho cái chăn, cái gối, cái màn, người đến lắp cho cháu cái giường để ngủ. Ngày đầu tôi chỉ không nấu được cơm thôi vì thiếu vật dụng, tôi được chị Chủ tịch Công đoàn ngành giáo dục tại đây lo cho các bữa ăn. Những ngày tiếp theo, tôi nhận được hơn 50 triệu đồng cùng gạo, mì tôm… từ các cá nhân, các tổ chức từ thiện và các doanh nghiệp hỗ trợ, cuộc sống cũng đang dần ổn định”.
Còn anh Mùa A Tông người dân tổ 8, thị trấn Mù Cang Chải cho biết: “Nhà tôi cũng bị lũ cuốn trôi mất cả nhà và tài sản. Chính quyền đã bố trí ngay chỗ ở tạm, tôi mong sớm nhận được sự giúp đỡ của chính quyền để có đất dựng nhà ổn định cuộc sống”.
Nhận được sự đón tiếp ân cần, sự tận tâm của cán bộ tiếp nhận cứu trợ của Mù Cang Chải mới thấy quan điểm nhất quán của lãnh đạo địa phương trong công tác cứu trợ mà Chủ tịch huyện Vũ Tiến Đức đã chia sẻ với phóng viên: “Mù Cang Chải đang gặp hoạn nạn chưa từng có trong lịch sử. Lãnh đạo và người dân nơi đây luôn bày tỏ lòng biết ơn đến các cơ quan đoàn thể, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm… bằng việc tiếp đón trọng thị và tạo mọi điều kiện để việc cứu trợ đến được với bà con Mù Cang Chải. Ban tiếp nhận cứu trợ sẽ cử người đưa đến tận nơi theo yêu cầu của các tổ chức, cá nhân đến thực hiện các công tác nhân đạo”.
Đoàn Thiện nguyện " Nhiếp ảnh với Mù Cang Chải" trao
tiền hỗ trợ cho bà con tổ 8, thị trấn Mù Cang Chải
Đoàn thiện nguyện của tỉnh Bắc Giang đại diện cho những người lao động đang làm việc tại Macao được một cán bộ của MTTQ huyện đưa đến tận nơi cần hỗ trợ; Đoàn nghệ sỹ nhiếp ảnh và nhà báo Hà Nội được đại diện Hội Chữ thập đỏ huyện đưa đến xã Kim Nọi và một số hộ gia đình trong thị trấn trao tiền hỗ trợ.
Anh Lại Hiển, đại diện cho nhóm thiện nguyện “Nhiếp ảnh với Mù Cang Chải” không nói lên lời trong nước mắt khi trao số tiền 10 triệu đồng cho anh Lê Doãn Dũng - người bị lũ cuốn mất vợ và hai con nhỏ. Xúc động biết bao khi chị Giàng Thị Ái - Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Kim Nọi sau khi nhận 3 triệu đồng từ đoàn thiện nguyện đã nói trong nước mắt xin được nhờ Ban cứu trợ huyện chuyển lại cho gia đình chị Lò Thị Lả ở Bản Thái, thị trấn Mù Cang Chải bị câm điếc, gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Anh Lại Hiển nghẹn ngào trong nước mắt khi trao 10 triệu
đồng cho anh Lê Doãn Dũng, người bị mất vợ cùng 2 con
nhỏ trong lũ dữ
Trong gió mưa đoàn thiện nguyện đã tìm đến trụ sở Đài phát thanh truyền hình huyện nơi vợ con anh Giàng A Hù, cán bộ của đài bị lũ cuốn mất tích và gia đình mất toàn bộ nhà cùng tài sản đang được bố trí ở tạm ngay trong cơ quan.
Chia sẻ những xúc cảm khi được đón tiếp những đoàn từ thiện đến với Mù Cang Chải, anh Lê Ngọc Minh - Chủ tịch MTTQ huyện nghẹn ngào: “Có một đoàn thiện nguyện từ TP HCM đi cứu trợ tại Mường La, Lai Châu, trên đường về có ghé qua Mù Cang Chải, sau khi gặp ban tiếp nhận cứu trợ, đoàn đã quyết định ngay bằng việc hỗ trợ 100 tấn xi măng ủng hộ mỗi hộ gia đình 2 tấn để sửa lại nhà sau lũ cho bà con các xã La Pán Tẩn, Mồ Dề và Dế Xu Phềnh, mọi việc được đoàn thiện nguyện giải quyết luôn trong ngày. Một đoàn thiện nguyện khác cũng khiến anh em chúng tôi không khỏi xúc động khi họ lên ngay Mù Cang Chải sau một ngày xảy ra trận lũ kinh hoàng. Họ mang theo mỗi người 5kg gạo, 01 thùng mì tôm cùng cuốc xẻn, ủng đến gặp Ban cứu trợ với một nguyện vọng”Chúng tôi là những nông dân nghèo chỉ có món quà nhỏ xin được nhờ các anh chị chuyển đến cho bà con vùng lũ và chúng tôi xin được lao động tại đây một ngày bằng việc dọn dẹp đất cát sau lũ giúp bà con. Nhìn vào ánh mắt họ chẳng ai cầm được nước mắt anh ạ”.
Đoàn thiện nguyện với bà con Xã Kim Nọi, Mù Cang Chải
Trao đổi thêm với Chủ tịch UBND huyện Vũ Tiến Đức về những thiệt hại và phương hướng khắc phục hậu quả sau lũ của chính quyền địa phương, anh cho biết: “Tổng giá trị thiệt hại khoảng trên 724,72 tỷ đồng (trong đó thiệt hại các công trình công cộng là 567,542 tỷ đồng, còn lại là tài sản của nhân dân). Huyện đã huy động các phương tiện, máy móc, thiết bị cùng các lực lượng của địa phương phối hợp với lực lượng tăng cường của quân sự tỉnh, lực lượng Quân khu 2, công an tỉnh với tổng số 6.933 người với trên 55.000 ngày công (bộ đội 370, dân quân 500 người, công an huyện 100, cảnh sát cơ động và phòng cháy công an tỉnh 100, các ban ngành địa phương của huyện, xã 3.413 người; đoàn viên thanh niên 1000 người; nhân dân và các doanh nghiệp 1.450 người). Trong đó: Lực lượng tìm kiếm người bị nạn là 567 người; khắc phục hậu quả, dọn dẹp vệ sinh môi trường là 3.215 người; hỗ trợ di chuyển nhà cửa là 3.151 người. Hỗ trợ đối với các gia đình có người chết và mất tích 10 triệu đồng/người; hỗ trợ người bị thương 2,5 triệu đồng/người; hỗ trợ các gia đình có nhà bị cuốn trôi 25 triệu đồng/nhà, các nhà bị sạt lở là 10 triệu đồng/nhà; đồng thời, hỗ trợ các gia đình có nhà bị trôi hoàn toàn 15kg gạo/khẩu/tháng trong thời gian 6 tháng từ nguồn ngân sách của tỉnh. Huyện đang khẩn trương sắp xếp chỗ ở mới an toàn để bà con sớm dựng lại nhà ổn định cuộc sống. Huyện  đã  vận  động  bà  con nhận  được  tiền  hỗ  trợ tạm  gửi tại  Ngân hàng để  sử  dụng  cho việc xây dựng lại nhà sau khi được bố  trí nơi tái  định cư tránh sử  dụng  sai mục  đích với  số  tiền  hơn 4 tỷ  đồng". 

Những nỗ lực trong việc khắc phục khó khăn sau lũ của các cấp chính quyền tỉnh Yên Bái là đáng ghi nhận. Sự chung tay chia sẻ những mất mát cùng bà con Mù Cang Chải của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước là đáng kể. Chỉ trong vòng 20 ngày sau cơn lũ dữ, Mù Cáng Chải đã đón tiếp 453 đoàn thiện nguyện với tổng số tiền hỗ trợ là 16.243.866.700 đồng. Những mất mát là rất lớn, người dân Mù Cang Chải đang phải oằn mình vượt khó khi nhiều hộ gia đình chưa được bố trí nơi ở mới ổn định để dựng lại nhà. Nhiều câu chuyện và hình ảnh cảm động về tình người trong hoạn nạn mà trong khuôn khổ bài viết không thể kể hết.
Trao quà cho cháu Giàng A Già người đã cứu 3 mẹ con
thoát chết trong mưa lũ
Tạm biệt Mù Cang Chải trong mưa tầm tã, chúng tôi chỉ cùng một ước mong ông trời đừng vùi dập thêm lần nữa cho mảnh đất và những con người nơi đây, để cho những thửa ruộng bậc thang lại rực vàng trong mùa lúa chín.
Kỳ Nam
Ghi chép từ vùng tâm lũ Mù Cang Chải  ngày 24/8/2017.




27/7/17

HẬU FORMOSA XẢ THẢI: ĐẦY ĐỦ HỒ SƠ NHƯNG GẦN 1 NĂM CHƯA NHẬN ĐƯỢC TIỀN HỖ TRỢ

Hoàn tất hồ sơ, giấy tờ xin được nhận tiền hỗ trợ của Nhà nước do Formosa gây ra từ tháng 11/2016, thế nhưng đến thời điểm này, Cơ sở Đông lạnh Ngô Tuất vẫn chưa nhận được hỗ trợ trong khi hầu hết bà con trong vùng đã được nhận tiền đền bù.

Sự chậm trễ trong giải quyết của các cấp chính quyền đã khiến cơ sở Đông lạnh Ngô Tuấn lao đao bởi khó khăn chồng chất khó khăn.
Trở lại vùng Phá Tam Giang sau ít ngày bà con nhận được tiền hỗ trợ từ Chính phủ do ảnh hưởng gián tiếp từ sự cố môi trường biển do Formosa gây ra. Cảm thấy vui hơn khi gặp những nét mặt đã không còn rầu rĩ, đời sống người dân đã dẩn ổn định. Họ đã tự tin hơn và lại hối hả với công việc thường ngày của mình.
Biết tôi trở lại đây, anh Tuất chủ cơ sở Đông lạnh Ngô Tuất tìm gặp và đưa tôi đến thăm cơ sở của anh - cơ sở đông lạnh duy nhất của huyện Quảng Điền chuyên thu mua hải sản của bà con ngư dân trong huyện và vùng lân cận đóng tại Thôn 3, xã Quảng Công. Hàng chồng rỏ đựng hải sản để không đang còn nằm la liệt trước hiên nhà, nơi có kho lạnh chứa được 15 tấn cá.
Được biết tôi là người viết loạt bài báo nhằm tháo gỡ khó khăn cho bà con vùng đầm phá Tam Giang sau sự cố môi trường biển, anh Tuất mời tôi vào nhà và mạnh dạn chia sẻ: “May cho cháu hôm nay được gặp bác, cháu đang lao đao những ngày qua vì chủ nợ tới đòi tiền, không biết bác có cách nào giúp cháu không. Các cơ sở đông lạnh như cháu bên huyện Phú Vang cũng như bà con đầm phá đều nhận được tiền hỗ trợ của Chính phủ, riêng cháu chưa được nhận, nói chẳng ai tin. Chủ nợ họ tưởng cháu lấy được tiền nhưng không trả họ mới khổ cho vợ chồng cháu chứ, ngày ngày họ đến đòi và dọa nạt”.
Nói rồi anh Tuất mang cho tôi xem mấy tờ giấy vay nợ ngoài với số tiền lên đến hơn 250 triệu, bản sao “Đơn xin hỗ trợ sự cố môi trưởng biển”; “Biên bản về việc rà soát và thống kê hải sản nhiễm độc”; “Biên bản về việc xác định số lượng cá tồn kho” có chữ ký của đại diện các cơ quan chức năng và con dấu của chính quyền xã.
  Anh Tuất cho biết thêm: “Còn nhiều giấy tờ liên quan đến thủ tục kê khai xin hỗ trợ như: Hóa đơn tiền điện, Biên lai thu thuế, cơ sở đều nộp hết cho Uỷ ban Xã từ tháng 11/2016”.
Tìm hiểu về vấn đề này, phóng viên được biết, ngay sau khi sự cố môi trường biển xảy ra, thực hiện chủ trương của Chính phủ nhằm tháo gỡ khó khăn cho ngư dân 4 tình miền Trung, các cấp chính quyền đã tiến hành khảo sát, đánh giá tiêu chuẩn các cơ sở đông lạnh.
Đích thân Phó Chủ tịch tỉnh Đinh Khắc ĐÍnh, Chủ tịch huyện Hoàng Đăng Khoa cùng cán bộ Thủy sản, Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn đến vận động cơ sở thu mua cá cho bà con ngư dân trong vùng đánh bắt về nhưng không tiêu thụ được, toàn bộ hải sản lưu trữ sẽ được Nhà nước hỗ trợ và bồi thường sau khi kiểm định mức độ nhiễm độc.
Do vậy các cơ sở thu mua đông lạnh trong địa bàn ngoài nguồn vốn tự có, họ còn phải vay mượn thêm để có đủ tiền thu mua hải sản góp một phần cùng Nhà nước ổn định đời sống cho bà con ngư dân tại địa phương.
Số cá thu mua được một phần lưu trữ và một phần được các cơ sở này bán cho nông dân làm thức ăn nuôi cá lồng trên Phá Tam Giang và các doanh nghiệp chế biến thức ăn gia súc. Chính vì vậy mà hàng ngàn hộ nuôi cá lồng trên Phá Tam Giang không thể tiêu thụ được cá trong khoảng thời gian dài khiến họ gần như phá sản nếu không được sự hỗ trợ kịp thời từ Chính phủ vừa qua.
Trở lại câu chuyện chưa được nhận tiền hỗ trợ của Cơ sở đông lạnh Ngô Tuất, phóng viên điện thoại cho ông Nguyễn Hữu Truyền - Phó Chủ tịch xã Quảng Công, ông cho biết: “Toàn bộ hồ sơ bổ sung xin hỗ trợ cho Cơ sở đông lạnh Ngô Tuất đã được UBND xã hoàn tất và gửi lên Huyện, kết quả còn phải chờ, chắc cũng hơi lâu”`. Trao đổi qua điện thoại với bà Trần Thị Thanh Nhạ - Phòng Nông nghiệp Huyện, bà cho biết: ”Trường hợp của Cơ sở đông lạnh Ngô Tuất huyện đã hoàn tất hồ sơ bổ sung và đã gửi báo cáo lên tỉnh, tỉnh cũng đã gửi lên Trung ương xem xét giải quyết theo quy định”.
Chia sẻ những khó khăn hiện tại anh Tuất cho biết thêm: “Gần một năm thu mua và lưu trữ cá cho bà con ngư dân, ngoài số vốn tự có, cơ sở phải vay mượn thêm ngoài. Cá không bán được nhưng hàng tháng vẫn phải chi trả tiền điện, tiền nhân viên và lãi vay nên cơ sở đang rất khó kh ăn nếu không được Nhà nước hỗ trợ kịp thời”.
Thiết nghĩ, chủ trương, chính sách của Nhà nước về việc hỗ trợ ngư dân 4 tỉnh miền Trung do sự cố môi trường biển là đúng đắn và kịp thời. Những Cơ sở đông lạnh thu mua hải sản do ngư dân đánh bắt không tiêu thụ được đã chung tay cùng Chính phủ tháo gỡ khó khăn cho bà con ngư dân là đáng hoan nghênh và rất cần được các cấp chính quyền quan tâm và hỗ trợ kịp thời theo quy định.

9/7/17

ĐÔI ĐIỀU HỌC ĐƯỢC TỪ MỘT BỨC ẢNH

Chỉ còn ít ngày nữa một “Liên hoan ảnh Nghệ thuật khu vực Hà Nội - Lần thứ VI năm 2017” sẽ diễn ra với chủ đề ” Kiến trúc Hà Nội xưa và nay cùng sự phát triển của Thủ đô”. Hơn 1400 bức ảnh đã được gửi đến tham dự. Lần đầu tiên tại Hà Nội, BTC liên hoan ứng dụng công nghệ nhận và chấm ảnh trực tuyến cùng với nhóm các NSNA có uy tín và có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin tham gia chấm giải.
Những ngày qua dư luận trong giới nhiếp ảnh Hà Nội đã có những “lùm xùm” về bức ảnh “Hoa đô thị” tham gia dự thi. Nhiều người cho rằng bức ảnh được chắp ghép, co kéo trên phần mềm Photoshop. Do quy chế bảo mật thông tin tác giả cho nên mãi đến khi tác phẩm vượt qua các vòng loại tới vòng giải thưởng tôi mới biết danh tính tác giả của bức ảnh này. Vốn là người có chút hiểu biết về nhiếp ảnh và mong muốn học hỏi thêm về kỹ thuật của đồng nghiệp đồng thời làm sáng tỏ những ngờ vực về bức ảnh, tôi tìm cách tiếp cận với tác giả và nhận được sự hợp tác tích cực.

Một cuộc thực nghiệm được diễn ra tại khu đô thị Linh Đàm chiều 7/7 bằng một kịch bản ngắn được tôi đề xuất : “ Nam cứ thao tác như lần trước anh đã chụp bức ảnh gửi dự thi, tôi xin phép được ghi lại bằng hình ảnh tại hiện trường để lấy tư liệu học hỏi”. 
Công việc kết thúc sau khoảng thời gian 20 phút, chúng tôi nghỉ uống nước trà ngay tại vị trí tác giả phát hiện và nảy ra ý tưởng, Phạm Nam chia sẻ: "Mấy ngày qua khi hay tin anh em nhiếp ảnh kháo nhau về bức ảnh của em, em cũng thấy buồn nản. Mấy năm nay vì mê ảnh quá mà em bỏ bẵng việc kinh doanh, suốt ngày đi chụp. Cuộc thi lần này diễn ra đúng dịp em không có ở HN trong khoảng thời gian dài, bức ảnh này em mất mấy tháng đấy. Lang thang khắp Hà Nội rồi em vào khu đô thị Linh Đàm. Chụp ngoài chưa ưng, em lang thang vào trong uống nước trà tại chính chỗ này. Trong lúc ngồi em ngước lên nhìn và nảy ra ý tưởng chụp, bằng cách xác định vị trí tâm của 4 tòa nhà chính, sử dụng ống kính mắt cá zoom 8 – 15mm rồi nằm ngửa xuống mặt đường chĩa ống kính lên và bấm máy sau khi đã căn chỉnh độ cân đối qua kính ngắm máy ảnh. Em khẳng định với anh về bức ảnh này đảm bảo tính trung thực theo quy định của BTC, có thể người khác chụp chưa đúng kỹ thuật và chưa biết sử dụng công cụ nên không thể giống em vì vậy họ chưa tin, anh cứ đi cùng em và xem file em chụp là biết ngay, có điều bức em chụp là đêm trăng mà em phải cất công chờ đợi nhiều ngày, nhiều giờ mới có được”.

Phạm Nam cho tôi xem ngay file vừa chụp, tôi nhận thấy bức ảnh giống như tôi đã từng được xem trên một trang cá nhân của đồng nghiệp tuy nhiên phần nền trời thì không giống do ánh sáng tại thời điểm hiện tại. Ngay chiều hôm sau tôi đề nghị Phạm Nam cho được xem công đoạn hậu kỳ của file ảnh. Sau khi ghi lại hình ảnh thao tác trên máy tính PC, chụp lại ảnh màn hình tại nhà riêng Phạm Nam, anh chia sẻ thêm: “ Thực tình là em cũng mất nhiều công chờ trăng lên đúng vị trí, chờ các cửa sổ các tầng bật đủ đèn...khi chụp được rồi mới thấy cũng đơn giản. Chỉ cần người chụp lựa chọn đúng vị trí đặt máy ảnh, căn chỉnh tọa độ chụp theo các phương thẳng đứng, ngang cùng với một ống kính có tiêu cự phù hợp.” 

Tiêu cự của ống kính góc rộng đã tạo hiệu ứng như trên màn hình led

File gốc sau khi chụp mang đặc tính quang học của ống kính góc rộng luôn tạo hiệu ứng biến dạng lồi nên đường thẳng sẽ bị bẻ cong theo hướng xa ra trục của tấm ảnh

Hình ảnh sau khi sử dụng công cụ Lens Correction Adobe Camera Raw trong photoshop CC15 sẽ tự động cân chỉnh lại hình ảnh tương ứng với độ sai quang học khi thiết lập thông số tiêu cự ống kính khi chụp.
Tác phẩm gửi dự thi

Theo đặc tính quang học của ống kính góc rộng luôn tạo hiệu ứng biến dạng lồi nên đường thẳng sẽ bị bẻ cong theo hướng xa ra trục của tấm ảnh. Để khắc phục lỗi quang học này tác giả đã sử dụng bộ lọc Lens Correction của Adobe Camera Raw trong photoshop CC15 để tự động cân chỉnh lại độ sai quang học của ống kính nhằm tạo lại hình ảnh chuẩn. Chỉnh độ sáng tối và màu theo cảm nhận của mình.Tất cả các thao tác chỉ trong vài cái nhấp chuột. Tác giả còn cho biết đã gửi file raw gốc cho BTC để kiểm tra và đối chiếu theo quy định.
Chia tay Phạm Nam sau cái bắt tay mà lòng không khỏi day dứt về những điều được nghe, được thấy và bài học rút ra cho mình : Nghệ thuật và công nghệ số là vô cùng, mình cần học hỏi và lắng nghe.

Kỳ Nam

3/7/17

CHỐNG THAM NHŨNG - NGƯỜI CÓ CÔNG MẤT NHIỀU HƠN ĐƯỢC

Với  hàng loạt các vụ án tham nhũng được báo chí và các cơ quan pháp luật phanh phui gần đây cho thấy nạn tham nhũng đang ngày càng diễn biến phức tạp. Con số hàng ngàn tỷ tiền thuế  của  dân bị  thất thoát do quản lý yếu kém và tham nhũng khó có thể thu hồi, đang là hồi chuông báo động cho an ninh kinh tế của Việt Nam. Những ngày gần đây lại rộ lên trên các phương tiện truyền thông và  mạng  xã  hội về những nghi vấn tham nhũng của một số quan chức lãnh đạo tỉnh Yên Bái mà Chính phủ đã phải vào cuộc càng làm cho người dân đặc biệt quan tâm và lo ngại.

 “Luật Phòng chống tham nhũng” đã được áp dụng từ ngày 1/6/2006 với đầy đủ các điều khoản  nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý người có hành vi tham nhũng  cùng trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân trong phòng chống tham nhũng. Hơn 10 năm thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng. Công tác phòng, chống tham nhũng đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Tuy nhiên, tình hình tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp, công tác phát hiện và xử lý tham nhũng chưa đáp ứng được yêu cầu, số vụ án tham nhũng được phát hiện còn ít, một số vụ việc xử lý còn kéo dài, chưa nghiêm, thu hồi tài sản tham nhũng đạt kết quả thấp. Để thực hiện luật này không hề dễ, chẳng thế mà ông Phạm Trọng Đạt - Cục trưởng  Cục chống tham nhũng đã chia sẻ tại hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện luật Phòng chống tham nhũng do Bộ Tư pháp tổ chức ngày 4/3/2016, Ông cho rằng, tham nhũng là những người có chức vụ quyền hạn, chống lại cơ chế xin cho: “Chúng tôi chống lại có khi 'chết' trước”.
Tham nhũng có phần gia tăng bởi những bất cập trong đó còn thiếu các qui định về việc tố cáo và giải quyết tố cáo đối với những hành vi tham nhũng, các biện pháp bảo đảm thực hiện, đặc biệt là các biện pháp bảo vệ người tố cáo, khen thưởng người có thành tích trong tố cáo tham nhũng.


Ông Nguyễn Tiến Lãng và Nguyễn Công Uẩn
 lần giở lại những hồ sơ mà 2 ông thu thập được. 
Ảnh VOV
Điển hình là câu chuyện về 2 cụ ông: Nguyễn Tiến Lãng (79 tuổi, xã Gia Đông) và Nguyễn Công Uẩn (80 tuổi, xã Ngũ Thái), huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh với hành  trình gần 10 năm điều tra khám phá đường dây làm hồ sơ thương binh giả chiếm đoạt của Nhà nước hàng trăm tỷ đồng. Hai ông đã góp phần giảm chi cho ngân sách Nhà nước mỗi năm 20 tỷ đồng vậy mà trong quá trình thu thập chứng cứ hai ông còn bị gia đình và những người xung quanh xa lánh cũng như đã từng bị đánh gãy răng, chảy máu đầu. Dòng dã nhiều năm trời theo đuổi quyết lôi cổ bọn tham nhũng ra ánh sáng, năm 2015 Công an tỉnh Bắc Ninh đã khởi tố 5 bị can về hành vi chiếm đoạt tài sản và đến bây giờ việc khen thưởng thành tích của ông Nguyễn Tiến Lãng và Nguyễn Công Uẩn vẫn đang chờ Bộ Lao động TBXH xem xét.

Bà Bùi Lệ Oanh (bên trái) - Nhân chứng tại phiên tòa xét xử
vụ án tham nhũng tại Sở LĐTB - XH tỉnh Cà Mau. Ảnh: Trần Vũ
Câu chuyện thứ hai là của Bà Bùi Lệ Oanh - Cán bộ Sở Lao động TBXH tỉnh Cà Mau.
Trao đổi với  Bà Oanh về việc liên quan đến một số sai phạm của lãnh đạo Sở Lao động TBXH tỉnh Cà Mau mà bà tố cáo vào cuối năm 2011, bà cho biết: “ Ngay sau khi nghe những phàn nàn của ông Lê Thanh Phương - Giám đốc công ty TNHH Tư vấn xây dựng Phương Nam về việc phải “chung chi” nhiều tiền cho Giám đốc Sở và Phó Phòng kế hoạch tài chính để được trúng gói thầu dự án “Đầu tư nâng cấp Nghĩa trang liệt sỹ huyện Năm Căn” do Sở Lao động TBXH tỉnh Cà Mau làm chủ đầu tư nhưng sau đó chủ đầu tư không bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công theo hợp đồng đã ký. Với trách nhiệm là Ủy viên Ban uỷ ban kiểm tra đảng uỷ Sở nên tôi có trao đổi với ông Đặng Văn Mỹ - Phó giám đốc Sở đồng thời gửi văn bản cho Ông Sinh - Phó Giám đốc kiêm chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra đảng uỷ Sở để báo cáo vụ việc. Chỉ vài ngày sau đó tôi nhận được quyết định điều chuyển công tác từ Trưởng phòng Đào tạo quản lý dạy nghề sang Trưởng Phòng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em và bình đẳng giới mà lãnh đạo không tuân thủ quy trình bổ nhiểm nhân sự theo quy định. Quá bức xúc với việc trù dập cán bộ của bà Chung Ngọc Nhãn - Giám đốc Sở tôi gửi báo cáo lên Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh về việc lợi dụng chức vụ quyền hạn vi phạm những quy định về quản lý của lãnh đạo Sở. Từ những nội dung báo cáo của tôi Ban phòng chống tham nhũng của tỉnh đã vào cuộc và kết quả là nh ững kẻ vi phạm pháp luật đã phải trả giá”.

Thật đáng tiếc, trong một diễn biến liên quan đến việc xét thưởng người có công trong việc tố cáo tham nhũng, mới đây tại cuộc họp giao ban báo chí định kỳ tháng 6-2017, ông Nguyễn Phan Anh, phó Ban Thi đua khen thưởng tỉnh Cà Mau cho biết không đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh khen thưởng đối với bà Bùi Lệ Oanh, trưởng Phòng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em và bình đẳng giới, Sở LĐ-TB&XH Cà Mau. Mặc dù trước đó Sở Lao động TBXH, Thanh tra tỉnh Cà Mau, Ban Thi đua khen thưởng tỉnh đã có tờ trình đề nghị tặng bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho bà Oanh người đã có công trong việc tố giác cán bộ, đảng viên có hành vi tham nhũng. Tuy nhiên bà Oanh không được xét duyệt do quy định về thi đua khen thưởng.
 Từ hai câu chuyện mới đây về tố cáo tham nhũng của cán bộ viên chức và công dân khi không nhận được sự quan tâm của các cơ quan chức năng về việc giải quyết tố cáo, bảo vệ và khen thưởng người tố cáo tham nhũng khiến dư luận xã hội bức xúc và hoài nghi về quyết tâm chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước.
Thay cho lời kết người viết bài xin phép trích dẫn phát biểu của ĐBQH Trương Trọng Nghĩa (TP HCM) nhằm khẳng định vấn nạn tham nhũng cần được Đảng và Chính phủ ra tay một  cách quyết liệt không chỉ bằng hệ thống chính trị mà cần phải có sự tham gia của đông đảo người dân mới có kết quả.
“Tham nhũng không giảm như các nghị quyết đã ra. Mà ngày càng tinh vi và có hiện tượng chi phối chính sách luật pháp và khi đó người tham nhũng sẽ xử lý người chống tham nhũng chứ không phải là ngược lại

Kỳ Nam

13/6/17

KÝ ỨC MỘT THỜI BI TRÁNG (Phần tiếp)

Trong một lần nói chuyện với CCB- E6 của 2 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Phóng viên báo QK4 - Thi Ngọc nói với tôi:
- Cách nói chuyện của anh như có lửa.
Tôi đùa: 
-Có khi còn có máu nữa kia !
Chả là bước vào buổi nói chuyện, tôi từ từ mở cặp lấy ra một vỏ chai rượu ngoại, thấy vậy có người bảo: 
-Trưa nay được ông Hanh chiêu đãi rượu ngoại rồi. 
Mặt tôi vẫn lạnh tanh. Từ tốn và cẩn thận, tôi lôi từ trong ấy ra một quả đạn cối 82ly chưa hề bóc tem. Khi thấy quả đạn được dựng trên bàn, có ai đó đề nghị:
- Yêu cầu đồng chí Hanh không được làm như thế, nguy hiểm lắm, anh coi thường tính mạng của chúng tôi quá.
- Nếu ai sợ quả cối này nổ thì xin mời các anh đi ra ngoài, và cũng đừng mang danh CCB nữa, đây là quả đạn chưa lắp ngòi nổ, chưa lắp liều phóng, nó chỉ nổ khi bị đốt cháy đột ngột ở nhiệt độ trên 80 độ C. 
Tôi không trách họ bởi biết rằng trong số anh em CCB ngồi dưới kia có vài ba người ở đội tăng gia của Trung đoàn cách mặt trận một ngày đường. Tiếng bom B52 cũng chẳng thấu tai họ. Khi biết đã thực sự an toàn mọi người lặng yên nghe tôi đọc bài thơ được viết lên trên thân quả đạn:
“ Ba mươi mốt năm trời trong mộ
Vẫn mới nguyên như nỗi đau chiến tranh
Bạn tôi dưới đất hiền lành
Máu thịt hóa xanh cây cỏ
Nỗi nghiệt ngã của chiến tranh là thế đó
Điều không ai mong cứ mãi trường tồn
Niềm hạnh phúc một chút cỏn con
Nuôi hy vọng héo mòn gan ruột
Bạn tử trận tuổi tròn hai mốt
Song thân đã ngoài Tám mươi
Chiến tranh làm đảo lộn cuộc đời
Riêng bạn tôi
Trên mộ,
Vẫn những bông hoa trắng tinh khôi
Hai mốt xuân xanh,
Cứ thế muôn đời !”
Tôi không muốn viết chuyện này ra đây bởi có nhiều tình tiết vẻ như tâm linh, có thể có người cho tôi bịa chuyện để truyền bá mê tín dị đoan. Nhưng sau khi tham khảo một số CCB trực tiếp đưa hài cốt Trần Sỹ Hữu về quê, các anh ấy động viên : Cậu phải viết, nếu không viết sẽ mắc lỗi với Cậu Hữu ! Hơn nữa viết để cho anh chị em khóa 11 Khoa toán ĐHSP Vinh của chúng ta biết cậu ấy đã chết và được đưa về như thế nào ?!
-Vâng ! Tôi viết !
Mắc lỗi với người sống còn có dịp để sửa sai, mắc lỗi với Liệt sỹ thì tôi không đành…

Tôi và Hữu có duyên âm dương hay sao ấy. Có lẽ vì thế mà nhà em trai cậu ấy cách nhà tôi không xa, mỗi lần Thế (Em ruột của Hữu) về quê thăm mẹ thường rủ tôi về cùng, hầu như lần nào cũng thế, gặp tôi mẹ lại bảo:
- Cùng đi với nhau, con về có vợ có con, còn nó hễ cứ nằm xuống vừa nhắm mắt là mẹ lại mơ thấy nó về bảo:- “Mẹ ơi con nằm giữa vũng nước lạnh lắm. Mẹ đưa con về đi ! Mẹ già rồi, mần răng mà đưa nó về được, con cùng đi với nó tìm cách đưa nó về cho mẹ, được như thế mẹ chết mới nhắm mắt được !” Lời trao gửi của mẹ như một gánh nặng quá sức tôi.
Nguyện vọng của mẹ thật chính đáng nhưng biết tìm đâu bây giờ, vẫn biết cậu ấy chết trên đồi “Không tên” vào một ngày cuối tháng 7/72 nhưng ai chôn, chôn nơi nào. Trn ấy không biết có ai sống sót hay không mà tìm để hỏi.
Để giải quyết về mặt tâm lý, tháng 7/1998 tôi quyết định dẫn Thế tìm đến cao điểm “Không tên”. 5h sáng xu
ất phát từ Bình Điện, trèo đèo vượt núi, nhờ sức  khỏe  đang còn sung mãn đến12h trưa chúng tôi lên đến đỉnh núi, lúc này 2 chai nước mang theo đã hết, một vùng lau lách bạt ngàn, hệ thống hầm hào cỏ dại ken dày, thỉnh thoảng gặp vỏ đạn A72, bình tông, băng đạn, giày dép, thắt lưng của lính 2 bên bỏ lại. Quần đảo nhiều vòng vẫn không có dấu hiệu hầm mộ, khát nước đến mức mà cặp môi dính vào nhau, không thể chịu đựng được hơn, tôi quyết định làm thủ tục tâm linh xin một nắm đất giữa đỉnh núi về cầu siêu và xây lăng mộ tại quê nhà, dẫu sao thì 26 năm về trước máu cậu ấy đã ngấm vào đất này. Làm được việc ấy mẹ của Hữu đã phần nào yên tâm. Tự đáy lòng tôi nhận thấy cũng đã trọn nghĩa tình vì đồng đội.

Tháng 7/2003, Nguyễn Viết Hiền dẫn con đi thi tại ĐH Vinh gặp Lê Xuân Lương cũng dẫn con gái ra thi, cả 2 người đều là sinh viên khoa toán cùng vào E6 như tôi, sau khi nghe Hiền kể chuyện tôi đi tìm mộ Hữu không thành, Lương bảo:
- Thằng Hữu cùng tổ với tao, chúng tao chốt trên đồi Không Tên. Hôm ấy, sau khi hết đợt pháo kích, chạy ra khỏi hầm thấy Hữu nằm bất động bên bờ giao thông hào, phía đông bắc sườn núi ba bốn chục lính bên kia đang tiến dần lên, biết không thể chống cự nên tao quyết định bỏ chốt, vội vàng kéo xác Hữu về tuyến sau gặp chiếc hầm của đơn vị cối 82 làm dở  bỏ nó xuống r
ồi vội vàng lấp lại, tao cũng kịp lấy quả cối 82 bỏ vào làm dấu, nếu bây giờ có ai dẫn tới yên ngựa nằm giữa "Không tên" và Sơn Na là có thể tìm được mộ hắn. 

Hiền đem chuyện kể lại với tôi và cùng tôi vào Phú Lộc - Can Lộc quê Lương để tìm hiểu thêm.
Lại một lần nữa tôi quyết tâm lên đường. Lúc này em trai của Hữu đã chuyển vào Vũng Tàu công tác. Nhận được điện, Thế có mặt tại Vinh ngày18/7/2003, dự định 2 ngày sau xuất phát nhưng Lương điện ra bảo chưa thể đi được vì cảm nặng. Vợ chồng tôi  lên Hiệu thuốc bắc Bát Văn lấy 4 thang thuốc  r
ồi tôi cùng Hiền mang vào cho Lương đ chóng khỏe đ đi càng sớm càng tốt. Chiều 27/7 Lương hẹn sáng 28 có mặt tại ngã ba Bãi vọt để cùng đi. Tối 28 chúng tôi có mặt tại Bình Điền. Anh Tranh - Xã Đội trưởng nhận lời đi cùng. Sáng 29 đi được khoảng 2 tiếng đồng hồ, anh Tranh chỉ tay về hướng đỉnh Sơn Na :
- Kia là đỉnh Đèo Sơn Na, từ đây tới đó đi nhanh thì 3 tiếng nữa, các cậu cứ hướng đó mà đi mình xin phép quay về để chiều nay còn họp. 
Ba chúng tôi lại lầm lũi vượt đèo. Tới Yên Ngựa lấy bản đồ, la bàn xác định lại tọa độ, khi đã biết nơi đứng chân là vị trí cần tìm tôi nói với Lương: Nếu đúng như anh nói thì đi thẳng xuống hư
ớng này khoảng 7,8 chục mét là nơi chôn Hữu !

Tôi nhanh chóng bám cây tụt dốc đi xuống, vừa đến lùm cây dây lang rừng phủ kín mặt đất, bất chợt tôi rơi xuống chiếc hố sâu chừng 4,5 mươi phân, tôi buột miệng kêu lên: - Lương ơi ! Có thể ở đây rồi ! Nghe tiếng gọi, Thế lao nhanh và cậu ấy rơi xuống ngồi choàng lên đầu tôi: 
-Mộ anh Hữu đây rồi ! 
Thế khẳng định .
Khi Lương đ
ến nơi, sau khi quan sát cẩn thận: 
- Nếu đúng đây là mộ nó thì mày đạp sang bên trái khoảng vài ba chục mét, nếu ở đó có dấu tích của trận địa cối 82 thì đây là mộ nó rồi. Vừa đi được khoảng mười mét thì thật bất ngờ, Bàn chân đạp vào chiếc bẫy lợn rừng của đồng bào dân tộc Tà Ôi, một loại bẫy mà chúng tôi thường bắt gặp thời còn chiến tranh. Tôi kêu cứu và khi 2 người chạy lại tôi đã đang bị treo ngược trên một ngọn cây. Hai ngư
ời kéo tôi xuống, vít ngọn cây lại để gỡ chân ra, tôi nghiến răng chịu đau mặt nhăn nhó, thấy vậy cậu Thế ngỡ tôi cười:
- Nguy hiểm như thế mà anh vẫn cười được.

Lúc này trời cũng đã xế chiều , không thể đào cất bốc ra về trong đêm. Căng bạt, mắc võng, nấu nước pha mỳ gói mang theo ăn tối, lòng lâng lâng hạnh phúc bởi ngày mai có Hữu về cùng. 
Đào sâu độ 30 phân thì một tiếng “choang” vang lên, dùng dao từ từ bới đất, quả đạn cối 82 ly lộ ra. Ba chúng tôi cùng khóc: 
- Hữu ơi !
- Anh ơi !
Gạt dần từng nắm đất, hình hài Hữu dần lộ ra, nếu đắp thịt da cho cậu ấy thì chẳng khác chi cảnh Hữu nằm nghiêng, chân co ro như thể mùa đông nằm ngủ không chăn đắp. Ba chúng tôi lần gỡ theo từng đốt xương khi gỡ ra đều nát vụn, chỉ duy nhất 5 chiếc cúc áo bằng nhựa còn nguyên vẹn
Tôi sụt sịt khóc: 
- Ba mươi mốt năm rồi, cậu nằm đây mặc như thế lạnh là đúng thôi, Hữu ơi ! 

Hoàn tất vi
ệc cất bốc mộ cho Hữu chúng tôi ra về. Đường xuôi dốc lại phấn khởi nên chỉ mất 5 tiếng đồng hồ đã ra tới cửa rừng, về Vinh bằng Tàu hỏa. Ngồi trên tàu tôi viết bài thơ tặng cậu ấy lên thân quả đạn, tàu chạy nét chữ không thật như ý, từ đó đến nay đã 14 năm tôi không muốn xóa đi viết lại và cứ để vậy cho nguyên bản. Nó như một báu vật mà CCB nào đến chơi tôi lại lấy ra khoe:
- Mình dặn các con: Con cháu chắt chiu chút chít…truyền nhau mà giữ lấy, năm bảy trăm năm sau nó trở thành thứ đồ cổ ít gia tộc nào có được. Lúc đó ra giá bao nhiêu cũng có người mua. 
Kèm theo quả đạn là chiếc bẫy lợn rừng minh chứng cho những ngày rong ruổi trở lại chiến trường xưa đầy hiểm nguy.
…Ba chúng tôi đưa Hữu về đ
ến Vinh lúc 4h sang. Tất cả anh em CCB của Trung đoàn sống tại TP Vinh đều  tập trung về quảng trường HCM, trong khi chờ mọi người tôi chạy xuống mấy ki ốt dọc đường thuộc phừơng Hưng Dũng mua tiểu sành. Chưa cửa hàng nào có chủ, lấy một chiếc mang về và kịp viết lại dòng chữ: “Cho liệt sỹ mua một chiếc tiểu –Xin trả tiền sau”. 

Sau khi làm lễ tiễn đưa Hữu về nhà, chỉ mình anh Thành ở lại để trả tiền chiếc tiểu. Chiều hôm đó anh nhập viện và ngày 26/10 anh qua đời bởi căn bệnh hiểm nghèo phát hiện muộn. Thành nguyên là sinh viên năm thứ tư- khoa lý nhập ngũ cùng chúng tôi, cùng vào E6 và may mắn sống trở về, trước lúc qua đời là trưởng phòngTCHC của Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Nghệ An. Là người hiền lành, dí dỏm, mỗi lần có ai hỏi:- Anh công tác ở đâu ? Anh vui vẻ trả lời: - Mình làm ở “Trung tâm thu tiền thường xuyên - Giáo dục thỉnh thoảng”
Niềm vui ngắn chẳng tày gang, đưa được Hữu về thì anh Thành lại vĩnh viễn ra đi.

Trên đường về quê, Viết Hiền lái xe, giữa là chiếc tiểu sành đựng hài cốt được Thế ngồi sau ôm lấy cẩn thận. Đường từ xã Nam Lộc- Nam Đàn về Thanh Xuân - Thanh Chương là con đướng cấp phối đầy ổ voi ổ gà, thỉnh thoảng Hiền phải dừng lại nghỉ bởi quá đau quá mỏi. Cán bộ thôn, xã thật chu đáo dẫn bà con ra đón tận đầu làng.
Một vấn đề lớn được đặt ra là đ
ể cậu ấy nằm ở nghĩa trang gia tộc hay Nghĩa trang liệt sỹ của xã. Bố mẹ Hữu và vài cán bộ địa phương muốn để Hữu nằm tại nghĩa trang Liệt sỹ. Tiếng tranh luận đã đến hồi căng thẳng. Mấy anh em CCB-E6 chúng tôi không thể đứng ngoài cuộc, sau khi thống nhất, Tân thay mặt anh em nói rõ quan điểm của nhiều người:
- Con rất mong mọi người suy nghĩ thật kỹ, đất nước ta trải qua bao cuộc chiến tranh, đến nay có liệt sỹ nào của các cuộc chiến đó tồn tại đến nay ??!! Nước mình thời nào cũng thế, thời thịnh trị may ra kéo dài độ trăm năm. Mộ Quang Trung còn bị Gia Long cho lính đ
 ào lên, tiểu và xương cho đổ xuống sông, hài cốt mấy người lính chẳng là gì cả, theo con  muốn để cậu ấy mồ yên mả đẹp ngàn đời nên đưa Hữu về cùng tổ tiên, hơn nữa ở đó đã có lăng mộ nó rồi vả lại ông bà già cả, các em Hữu làm ăn xa nhà, ngày sóc vọng nếu 2 bác không ra thắp hương cho cậu ấy được thì còn có anh em chú bác, còn để nó nằm Nghĩa trang Liệt sỹ, mỗi năm chỉ được một lần hương khói. Không nên để ở nghĩa trang, người thật lại đặt mộ giả, hài cốt thật lại nằm trong mộ vô danh. 
Tân nói như một nhà hiền triết r
ồi chẳng ai có lý do gi để bàn thêm.
Đám tang Hữu kéo dài gần cây số. Già trẻ trai gái ai còn đi được đều đi, không ai sợ vì đâu còn “hơi lạnh”
Khi bộ phận cuối cùng của ngôi mộ được gắn xi măng, Viết Hiền ra một góc khuất đi tiểu:
- Hanh ơi ! Lại đây mà xem !
Một vũng nước đục như nước gạo, cậu ấy đưa tôi xem viên sỏi bằng hạt đậu đen:
- Tao vừa tiểu ra đấy !
Từ đó đến nay Hiền hết nhăn nhó vì sỏi thận. Mấy người n
ói với nhau:Thằng Hữu phù hộ cho mày ! 
Chắc mọi người đã biết vì lý do gì rồi ?!
Như để tỏ lòng biết ơn người đồng đội một thời máu lửa, dẫu chết rồi vẫn biết thương bạn nơi trần gian. Hiền đã làm bài thơ tặng Hữu in trong tập "Bóng đời" do Hội Nhà văn phát hành:
“…Nhớ ngày xưa ta đi đánh giặc
Bạn đồng hương cùng lớp ba người
Vào chiến trường về ba đại đội
Đi tiếp đường đời…May còn tôi
Thôi bạn cứ yên lòng vậy nhé
Nắm xương khô da thịt đâu rồi ?!
Bạn về với quê hương thương nhớ
Năm một lần lại gặp nhau thôi !”
Lời hẹn của Hiền đơn giản vậy nhưng cũng không thể thực hiện được. Năm 2004, Thế đưa bố mẹ vào Nam, mỗi lần giổ đều được làm trong ấy, chúng tôi chưa có dịp về lại Thanh Xuân để nói với Hữu đôi lời. Thời gian cứ thế dần trôi rồi một ngày cuối năm 2016 Tân vào cùng con tại Sài gòn, về Vũng tàu tìm đến nhà Thế. Được biết bố Hữu đã mất sau đó 2 năm. Mẹ hơn chín chục nhưng vẫn khỏe và còn minh mẫn, bà nói trong tiếng nấc:
- Các con được học hành tử tế có khác. Bây giờ ở ngoài ấy nó nằm cùng tổ tiên, mẹ thấy yên lòng.
Xin tiết lộ thêm điều này: Trong lễ truy điệu, được biết Hữu hy sinh: 28 tháng 7 năm 1972, trùng với ngày Lương chọn lên đường để đi tìm cậu ấy: 28/7/2003, đúng 31 năm tròn.
Chắc các bạn khóa 11 khoa toán ĐHSP Vinh khóa 1970- 1974 không quên hình ảnh chàng trai cao gầy, ít nói có nụ cười thư
ờng trực trên môi, lưng hơi gù mang nặng dấu ấn của tuổi thiếu thời bao vất vả, khó nhọc. Là con cả trong nhà, buổi sáng đến lớp, buổi chiều vào rừng đốn củi để kiếm tiền ăn học./.

Ngày 15 tháng 8 năm 1987 tôi có quyết định chuyển ngành. Kết thúc quãng thời gian 15 năm 7 tnáng 4 ngày quân ngũ. Tài sản mang về cho vợ là một “con khỉ đầu người”, nặng chưa nổi 45 cân. Với 3 bộ quân phục và vài ba thứ chẳng có gì đáng giá. Đúng một tháng sau tôi  nhận quyết định của Ban Tổ chức chính quyền tỉnh Nghệ Tĩnh làm giáo viên chính trị của trường Trung cấp Nông Lâm, nơi vợ đang là giáo viên khoa kế toán của trường. Ngay chiều hôm đó vợ dẫn ra hiệu may Thành Đạt trên đường Lê Lợi đo may bộ Complê, tôi bảo: 
- Thôi cứ mặc quân phục để nếu có bẩn cũng ít người biết.
- Không được , ở trong quân đội ăn mặc ai cũng như ai, về đi dạy đứng trước bao học sinh phải cho ra dáng, kẻo trò lại cười em không biết trau chuốt cho chồng
Vợ tôi thật như hạt gạo, cứ nghĩ tôi nói thật 
Lần đầu tiên khoác bộ complê thấy ngường ngượng. Đứng trước ba bốn trăm quân thì thao thao như thế, không biết đứng trước năm sáu chục nam nữ học viên sẽ nói như thế nào đây. Tất nhiên tôi đã không để phụ lòng tin của vợ. Dạy chính trị là “nghề của trẫm” đã được quân đội mài dũa nát cả đũng quần, vả lại hơn 15 năm có cả chiến trường và thao trường là khối thực tiễn để vận dụng vào bài giảng thêm phần sinh động.

Ngày còn tại ngũ, mỗi lần được về nghỉ chủ nhật thấy bữa cơm cũng tàm tạm: Có thịt, hôm nào không có thịt thì có cá, có đậu phụ…có canh rau. Nhưng khi về bên vợ con mới biết đó là những bữa cơm cô ấy “làm màu”. Lương đại úy của tôi được bảo lưu 18 tháng, tương đương lương phó chủ tịch huyện, cộng lương kỹ sư của vợ, mà cuộc sống vẫn vô cùng tồi tệ. Có hôm thay vợ đi chợ thấy mỡ bò vừa đồng tiền, mua về nấu lên gặp tiết trời se lạnh, ăn vào mỡ dính quanh miệng như sáp trắng, chuyện đến bây giờ cả 2 đứa con chẳng đứa nào chịu quên.
“Không thể để vợ con phải khổ thế này” , Đó là ý chí được nung nấu ngày đêm, và tìm mọi cách để kiếm tiền.Kể cả việc chạy xe ôm. Những ngày sơ khai của xóa bỏ bao cấp nhiều khi kiếm tiền cũng thật dễ. Vận dụng các mối quan hệ ngày còn quân ngũ và sự “dẻo mỏ” để tìm mối kiếm ăn, chủ yếu vẫn là “buôn nước bọt”. Đúng 6 tháng kể từ ngày chuyển ngành mua được chiếc “Ba-bét-nhè”, 8 tháng sau đổi được chiếc Cup-78. 
Một hôm hay tin kho xăng dầu quân đội thanh lý hàng quá đát, tìm đến thì được thủ kho cho biết có 2 thùng mỡ Láp (mỡ dùng cho xe Ô-tô) định giá 6 trăm ngàn đồng một thùng, Lấy mẫu và nhanh chóng đánh xe ra chợ Vinh, khách hàng đồng ý nhập với giá: 1,2 triệu/ thùng.
Làm ra vẻ như kẻ lắm tiền:
- Anh không mang tiền theo, cho anh gửi chiếc xe máy lại đây giao hàng xong anh quay lại trả tiền và lấy xe. Được không ?
Tôi nói nhỏ vào tai cậu ấy: - Anh trích lại cho em mỗi thùng 2 trăm !
Tôi
gọi ngay 3 xe xích lô chở người và 2 thùng phuy tiến về hướng chợ Vinh.
Chỉ chưa đầy 3 tiếng đồng hồ tôi đút túi gần 800 ngàn, r
ồi từ đó trở đi h có hàng thanh lý cậu ấy lại báo cho tôi.

Lại nữa, phi vụ bán dây chuyền sản xuất nước ngọt có ga cho một gia đình ở Quỳ Hợp phục vụ nhu cầu giải khát cho dân đào đá đỏ. Phi vụ ấy thu một khoản lợi mà trước đó tôi không dám nghĩ tới. Chả là những lần lấy nước ngọt có ga của một chủ cơ sở ở phường Đội Cung đưa lên nhập các quán gần khu vực Đồi Tỷ. Thấy dây chuyền sản xuất cũng đơn giản. Sau 5 ngày bí mật trinh sát được biết, xe cung cấp thiết bị và nguyên phụ liệu mang biển số 43A - Đà Nẵng. Đặt vấn đề với chủ xe  anh ấy đồng ý dẫn vào Đà Nẵng mua thiết bị và nguyên phụ liệu, đồng thời hướng dẫn vận hành. Để tránh sự xoi mói của nhiều người, phòng cả việc ghen ăn tức ở, tôi đặt vấn đề với một CCB tại Quỳ Hợp và sử dụng nhà anh ấy làm nơi sản xuất, vừa đỡ cung đường vận chuyển, vừa tránh được sự kiểm tra của cơ quan chức năng Nhà nước. Sau một thời gian ngắn thấy hàng sản xuất ra không đủ cung cấp cho nhu cầu người dùng, chủ nhà muốn mua lại và tôi vui vẻ nhượng lại cho anh ấy. Tôi nhận việc cung cấp nguyên phụ liệu để kiếm thêm chút ít.
Thấy kiếm ăn có vẻ dễ dàng, để thoát khỏi sự trói buộc của nhà trường tôi xin nghỉ dạy không hưởng lương. Mở đầu cho mười năm không hưởng một đồng lương nào của Nhà nước. Không những thế, hàng năm phải nộp một khoản tiền bảo hiểm không hề nhỏ.

Biết “buôn nước bọt” không phải là kế kiếm ăn lâu dài. Nhân lúc em ruột của vợ học trung cấp cơ điện Bắc Giang vừa ra trường, tôi cùng với Phạm Huy Toàn cũng là một CCB đã nghỉ hưu mở kiốt sản xuất, súc nạp, đại tu ắc-quy bên cạnh Chùa Diệc do cậu em làm kỹ thuật. Bận làm thêm nhiều việc khác nên tôi nhận vật liệu về gia công tại nhà. Mỗi đêm lắp ráp hoàn thiện ít nhất 2 chiếc Ắc- quy loại 12V-25A cũng kiếm được vài chục ngàn tiền công. Thấy kinh doanh ắc quy là công việc mang lại lợi nhuận cao. Khi thủ tướng Võ Văn Kiệt xây dựng đường dây 500KV. Tôi nói với anh Toàn:
- Mai sau ông Kiệt dẫu có xây dựng đường dây 1.000 KV vẫn không thể kéo điện lưới xuống ôtô, xe máy được. Xã hội ngày càng phát triển, ắc qui các loại là mặt hàng có thị trường rộng lớn. Biết nhập ắc qui ngoại về bán. Tại sao không không mua máy móc về sản xuất tại đây để ăn từ gốc đến ngọn.

Ý tưởng của tôi được anh Toàn biến thành hiện thực. Trong số những người bạn tâm giao của tôi, anh ấy là người dám nghĩ dám làm và quyết đoán hơn cả. Thậm chí có phần “lì lợm”. Đầu năm 1994, mua chiếc xe hơi, thuê sân bóng, nhờ cháu dạy lái xe trong 2 tiếng đồng hồ. Sáng hôm sau chở cả nhà về quê khiến vợ con sợ mất vía, anh ấy nói: 
- Yên tâm đi, nếu có đâm vào ai thì họ chết chứ mình không chết đâu mà sợ !

Dự án xây dựng nhà máy tại Phường Đông Vĩnh được lập. Anh ấy đứng tên vay vốn ngân hàng, được chủ tịch Hồ Xuân Hùng ủng hộ, sau khi được Giám đốc Ngân hàng công thương Hoàng Xuân Thảo cho vay 390 ngàn đô. Theo thông lệ vợ chồng anh Toàn đến cảm ơn. Ông ấy từ tốn mở phong bì đếm được 20 tờ một trăm đô. Rồi ông lại từ tốn bỏ vào phong bì rồi đẩy về phía chị Thảo - vợ anh Toàn:
- Nhận tiền của các cậu thì mình làm con chó !
Câu nói có vẻ tục , nhưng hình ảnh ông đẹp mãi trong tôi. Tương tự chúng tôi đến nhà riêng chủ tịch tỉnh, anh ấy cũng t
ừ chối:
- Mình giúp các cậu là mong các cậu làm được cái gì cho ngành công nghiệp tỉnh nhà, đâu phải giúp các cậu để kiếm hoa hồng. Hôm nào đi Đài loan nhận máy, nếu phong lan rẻ thì mua cho mình một dò.
Công việc bộn bề chẳng nhớ mua cho anh và rồi chẳng thấy anh ấy nhắc lại.

Trước đó, đến nhà riêng ông bí thư thì lại khác. Vào nhà thấy ông đang nằm trên chiếc giường xếp xem tivi. Có khách nhưng ông vẫn chẳng ngồi dậy và cũng không bảo người nhà pha  nước mời khách. Anh Toàn đặt vấn đề mong ông ủng hộ khi thông qua dự án, vẫn tư thế gác chân chữ ngũ cùng với giọng Diễn Châu không lạc vào đâu được: 
- Có việc gì sáng mai các cậu đến cơ quan. Đêm hôm để cho mình nghỉ ngơi !
Ra về anh Toàn bức xúc : 
- Nếu ở giữa chợ thì nện cho nó một chiếc dép vào mặt.
Anh ấy còn nóng tính hơn tôi rất nhiều.

Năm 1995 nhà máy sản xuất ắc qui mang tên Huy Phương chính thức đi vào hoạt động .Anh Toàn giao cho chức danh Phó giám đốc phụ trách điều hành sản xuất kiêm trưởng phòng kinh doanh.
Sau gần 2 năm hoạt động, giấc mơ tỷ phú đang dần hiện ra trước mặt. Gần một trăm công nhân làm việc thường xuyên. Máy hoạt động liên tục 3 ca một ngày. Thiết bị nhập từ Đài Loan, sản phẩm ra lò chẳng khác hàng ngoại nhập. Hàng hóa được ký gửi hầu hết các tỉnh từ Thanh Hóa vào đến Quảng Ngãi và các tỉnh Tây Nguyên. Tôi đưa cả mẹ vợ xuống phụ trách bếp ăn phục vụ công nhân. Những mong làm thay đổi cuộc đời của mẹ.

Sau khi sản xuất hết số chì mua kèm theo máy móc của Đài Loan. Được một người từ bộ Công nghiệp môi giới, chúng tôi nhập về 100 tấn chì là nguyên liệu chính trong sản xuất ắc quy củaTrung Quốc với giá rẻ hơn rất nhiều so với giá mua từ Đài Loan. Cả chủ và thợ đang ngập tràn niềm vui với hy vọng đổi đời. Lương công nhân hưởng theo sản phẩm, có người đạt 1,5 triệu đồng một tháng.(tương đương 1,2 chỉ vàng) Tôi và anh Toàn trên từng cây số đi hầu hết các tỉnh thành Miền trung, Tây Nguyên ký hợp đồng và thu tiền. Lần đầu tiên trong đời tôi được thấy tiền nhiều như thế.
Than ôi ! Bước vào năm thứ 3, các đại lý tới tấp điện về phàn nàn chất lượng Ắc quy quá kém. Hàng được gửi trả lại chất đầy kho.Khui ra kiểm tra thì hầu hết bản cực dương hoặc bị “chai” không tích điện  hoặc rụng thành bột. Tâm trạng chúng tôi cùng tất cả công nhân chẳng khác gì người bệnh biết được mình bị ung thư giai đoạn cuối. 



Trong thực tế, không phải ai mắc ung thư đều dẫn đến cái chết. Tuy nhiên, đã có bệnh phải đi “vái tứ phương”. Và chúng tôi đã không bỏ sót một phương nào có thể. Nếu kể ra toàn bộ những việc đã làm e không phải đạo. Khi thất bại tôi lại trở về trường công tác, còn anh Toàn, tất cả anh em trong đại gia đình anh ấy hiện nay vẫn tham gia thương trường, có những chuyện thuộc bí quyết kinh doanh, chẳng ai đem ra quảng bá.
Sau khi kiểm tra lại toàn bộ quá trình sản xuất. Nguyên nhân chính có thể do chì Tàu- nguyên liệu chủ yếu quyết định chất lượng sản phẩm.Đem mẫu phẩm đi kiểm định lại. Than ôi ! Chất lượng chì đạt chưa đến 90%, trong khi yêu cầu độ tinh khiết phải đạt thấp nhất 98%. Kiểm lại kho chỉ còn 10 tấn chì nguyên liệu. Việc tinh luyện lại chì không khó. Cái khó và phức tạp là luyện lại bột chì nằm trong đống Ắc qui khách hàng trả về. Để tránh ô nhiễm môi trường, đem phế liệu vào chân núi Hồng lĩnh xây lò để đốt, mùi hôi của A-xít bị đốt cháy bốc lên nồng nặc. Chính quyền địa phương xua đuổi. Tôi lại chạy về đặt lò bên bờ Sông Đào thuộc địa phận xã Hưng Đông, nơi tôi trú quán. Đốt được 3 ngày nhân dân lại xua đuổi. Tôi lại mang ô nhiễm về quê cha đất tổ: Nam Lĩnh- Nam Đàn, rất may là nhờ uy tín của mẹ nên dân làng cũng tha cho:
- Anh ấy là con trai bà Do ! (mẹ tôi rất có uy tín với dân làng, bởi bà là con gái của lão thành CM Nguyễn văn Thao và là con nuôi cụ Phan Bội Châu).
Vất vả khó khăn như thế nhưng lượng chì thành phẩm thu về chỉ đạt xấp xỉ 40% so với lượng đưa vào sản xuất ban đầu.
Sai lầm thứ 2 là quá tin bạn khi liên kết với công ty thương mại Nam Dương, những tưởng trong chiến trường nhường cho nhau sự sống, sẵn sàng nhận cái chết về mình, tình đồng đội đó không có gì chia cắt. Nam Dương và anh Toàn là những CCB cùng tham chiến trên địa bàn Quảng Nam. Khi xây dựng nhà máy, Nam Dương xin góp vốn liên kết. Trong dây chuyền sản xuất Ắc qui Ô-tô, chúng tôi sản xuất bản cực, Nam Dương vận hành khâu gia công lắp ráp thành phẩm, nhà máy đặt trên đường Thụy Khê, Hà nội. Sau một thời gian hoạt động, với phương thức “tiền trao cháo múc” Nam Dương tung hết sản phẩm ra thị trường, thu về một khoản tiền không nhỏ và cố tình chây ì không trả nợ tiền bản cực cho Huy Phương. Tiền nợ có lúc lên đến trên một tỷ đồng. Sau rất nhiều lần đòi nợ nhưng Nam Dương vẫn trả nhỏ giọt và có khi trả bằng các mặt hàng khác. Đáng nói nhất là 3 chiếc xe Vec-pa đã qua sử dụng, được công ty ND mua về. Anh Toàn thấy xe lạ mốt, định lấy về cho 3 anh em 3 chiếc. Trước lúc chuyển lên xe tải, anh ấy bảo:
- Giá mỗi chiếc bao nhiêu, cứ trừ vào nợ !
Anh ấy nghĩ Nam Dương vẫn như hồi còn ở chiến trường.
- Anh yên tâm đi, rẻ như cho ấy mà, nhập về thế nào xuất cho anh thế ấy !
Anh Toàn vui vẻ nhận xe ra về. Hai tuần sau, công ty ND báo giá 40 triệu/chiếc. Biết là đã mắc lừa Nam Dương, anh Toàn bảo tôi:
- Anh mang ra trả đi 2 chiếc, còn một chiếc để đi nhưng phải làm lại giá , nếu không tuần sau trả nốt.
Vợ tôi và chị Thảo khuyên : - Tuy có đắt nhưng còn có 3 chiếc xe mà đi, đem trả có khi mất cả !
Anh Toàn quá bức xúc bởi không nghĩ Nam Dương lại dùng chiêu nhỏ mọn ấy, anh ấy trừng mắt:
- Một tỷ còn chẳng tiếc, tiếc gì ba con xe ghẻ ấy !
Thế là tôi và cậu Nhậm, hai người 2 xe, phải mất hơn 6 tiếng đồng hồ mới chạy ra Hà nội.
Nam Dương tránh mặt. Không chịu nhận lại xe và cũng không làm lại giá.
Tôi nói to,cố ý để nhiều người nghe, vẫn mang dánh dấp giọng điệu anh Toàn:
- Một tỷ chúng tao còn chẳng tiếc, tiếc chi 2 con xe ghẻ này ! Nhậm ! Ra mua cho anh 5 lít xăng ! Tao đốt 2 con xe này để dân Hà Nội biết bộ mặt thật của chúng mày !
Tôi dựng 2 chiếc xe như 2 con trâu đang ghè nhau trước lúc vào trận. Xăng được đưa về, tôi từ tốn tắm cho 2 chiếc xe, rồi cũng từ tốn lấy bật châm lửa, năm sáu lần bật nhưng lửa vẫn không lên. Bất chợt Nam Dương lao ra ôm lấy lưng tôi:
- Tôi xin anh ! Có gì mời anh vào văn phòng cùng giải quyết !
Tôi cố thoát ra để lại gần xe hơn, càng cố bật.chiếc bật lửa ga. Tay bảo vệ giật được chiếc bật từ tay tôi, hai người cố dẫn tôi vào văn phòng.
Buổi làm việc chính thức bắt đầu. Các yêu cầu của tôi (Tất nhiên đều là những yêu cầu chính đáng) được Nam Dương chấp nhận:
Xe được làm lại giá với 10 triệu/ chiếc. Nam Dương chấp nhận để Huy Phương đem công nhân ra cùng lắp ráp, số tiền nợ được trả bằng sản phẩm Ắc qui và các mặt hàng khác.
Thực ra Nam Dương là người tham lam nhưng không sâu sắc. Lúc ấy nếu cho tiền tôi cũng không dám đốt 2 chiếc xe kia, nếu đốt thật có lẽ đến nay tôi vẫn chưa mãn hạn tù. Anh ấy không biết được rằng: Khi bật, tôi bật ngược lại để ga không phụt ra, có bật vạn lần vẫn an toàn.
Nếu đốt thật, chẳng cần đi mua xăng, xăng trong 2 chiếc xe còn đủ đốt cháy mười chiếc xe như thế !
Đốt xe chỉ là trò “Rung cây dọa khỉ” mà Tôn Tử đã dạy cách đây gần 3 ngàn năm. Tôi đem áp dụng thử mà thành công ngoài mong đợi.
Sau khi biết được bụng dạ Nam Dương, anh Toàn đi ra các tỉnh phía Bắc, tìm cách liên kết với với một doanh nghiệp nhà nước, Sau khi liên kết thành công lại tìm cách góp cổ phần và sau một thời gian không lâu biến khối tài sản góp cổ phần ấy thành tài sản của DNNN nọ, thu về khoản tiền đủ để chữa “ung thư”. Có hôm nhắc lại chuyện này, anh Toàn bảo:
- Rất may nhà nước sinh ra DNNN, nếu ở các nước “giãy chết” anh em mình chết ngoắc từ dạo ấy.
Trong thời gian liên kết, chất lượng sản phẩm được bảo đảm. Để đánh vào tâm lý sính hàng ngoại của người tiêu dùng. Tôi lại khăn gói vào Huế “tầm sư học đạo”. Một tuần sau mang về đủ chủng loại khuôn in lưới các loại Ắc qui lớn nhỏ. Qua bàn tay của một người đã từng vẽ truyền thần kiếm sống như tôi, các nhãn hàng quen thuộc , biến thành những tên hàng danh tiếng của Nhật , của Đức. Phần bao bì có sự trợ giúp của Phạm Viết Tạo, lúc đó đang là trưởng phòng kỹ thuật của nhà máy bao bì Đức Lan. Chẳng bao lâu sau, kho chứa hàng biến thành phòng kê bàn bóng để rèn luyện sức khỏe . Và cũng từ đó lượng biết sức mình : Không thể đối đầu với mấy anh “giãy chết” , họ đã có thời gian “giãy chết” hàng trăm năm, mấy tay CCB khờ khạo như chúng tôi làm sao theo được.
Anh Toàn trở về với xuất phát điểm của những năm 1994, tiếp tục kinh doanh phụ tùng Ô-tô và ắc qui nội ngoại, mở thêm Ga ra Ô-tô tại nhà: 160- Nguyễn Thái Học.
Còn tôi, nhận lại chút vốn góp ban đầu về dựng túp lều tránh mưa bão trên khuôn viên gần 1.000 mét vuông đất ngoại thành, tồn tại từ đó đến nay. Lúc chúng tôi “Thu đao gác kiếm” cũng là thời điểm tỉnh Nghệ An có chủ trương sát nhập tất cả các trường trung cấp chuyên nghiệp thành trường Kinh tế - Kỹ thuật Nghệ An. Năm 1999, tôi quyết định chấm dứt 10 năm phiêu lưu mạo hiểm để trở về trường. Khi trở về, mấy ông lãnh đạo bảo:
- Mười năm bỏ đi buôn, bây giờ biết chi mà dạy !
Trong khi đó mấy người cùng khóa đào tạo sỹ quan chính trị với tôi chuyển ngành về trường đã làm đến Trưởng phòng Đào tao- kiêm bí thư đảng ủy như Lê Văn Sỹ. Mèng như Nguyễn Thanh Nam cũng là bí thư đoàn trường- đảng ủy viên, trưởng khoa . Họ không nghĩ được rằng: 10 năm thương trường là khối kiến thức sống động, với phương pháp truyền thụ đã thành kỹ xảo, với chút lợi khẩu mà mẹ ban cho, nếu đứng lớp, chắc hiệu trưởng cũng muốn ngồi để nghe. Tuy nhiên cả Nam và Sỹ vẫn không bảo vệ được để tôi đứng lớp. Họ phân tôi làm nhân viên của phòng quản lý học sinh, sinh viên. Năm 2004 , do yêu cầu tăng cường công tác giáo dục quốc phòng trong các trường ĐH, CĐ và trung học chuyên nghiệp. Họ điều tôi làm tổ trưởng môn GDQP, nhưng do chưa có chứng chỉ GDQP theo qui định của bộ GD-ĐT nên lại phải theo học lớp đào tạo ngắn hạn tại khoa GDQP - Trường đại học Vinh. Cắp sách đến trường gặp mấy người cùng nhập ngũ với tôi, lúc đó đã là PGS- Tiến sỹ, như Thầy Trần xuân Sinh, Nguyễn Đăng Bằng, Hoàng Xuân Quang, Hà Hùng…Các anh ấy nghĩ tôi đi học Thạc sỹ.
Giáo viên của khoa GDQP đều là sỹ quan biệt phái. Một thầy giáo nhận ra tôi, cậu ấy mang lon Trung tá:
-Chắc thủ trưởng không nhận ra em, em là lính của thủ trưởng năm 1984, khi thủ trưởng làm tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 8, sư đoàn 441.
Sau một vài buổi thấy cậu ta lên lớp như gà mắc tóc. Một hôm cậu ấy nói nhỏ vào tai tôi:
- Hôm nào có tiết của em, nhờ thủ trưởng ra quán cà phê ngồi, cuối buổi em ra thanh toán.
Tôi đùa :
- Em cứ tự nhiên, coi như có chuyên viên của bộ dự giờ !
Để cậu ấy tự nhiên, tôi ra quán cà phê đều đều. Sau 6 tháng nhận về tấm chứng chỉ màu đỏ choét do PGS- Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Hợi ký.
Chẳng thể hiểu nổi: Một sinh viên khoa toán ĐHSP Vinh lên đường nhập ngũ, 3 năm chiến trường đối mặt với bao hiểm nguy, vào sống ra chết, một người được đào tạo chính qui 3 năm tại trường sỹ quan chính trị quân đội, làm đến tiểu đoàn trưởng, huấn luyện ít nhất 6 ngàn quân để đem ra chiến trường, một người có cả 2 chứng chỉ Sư phạm bậc 1 và bậc 2 do trường ĐH SP Kỹ- thuật III, cấp, lại không bằng cái chứng chỉ “Dởm” do ông Hợi ký. Về đứng lớp được 3 năm, ngẫm thấy vị Tiến sỹ nào đó nói thật thấm thía: “Càng đứng lớp càng thấy mình có tội”. Thế là nhân dịp nhà nước có chủ trương “khuyến mãi” cho những người tình nguyện nghỉ hưu trước tuổi. Tôi làm đơn xin nghỉ khi vừa bước sang tuổi 56. Chấm dứt một thời chiến trường ác liệt, một thời thương trường nghiệt ngã, một thời quan trường vui ít buồn nhiều.
Trước lúc nhận quyết định nghỉ hưu, tôi nhỏ nhẹ với vợ :
- Cả đời anh vất vả cực khổ đã nhiều, về nghỉ, anh có một nguyện vọng nho nhỏ, nếu em chấp nhận, dẫu ngày mai có chết tan thây anh vẫn vui lòng !
- Nguyện vọng chi mà ghê gớm vậy ?
- Cho anh mua chiếc Ô-tô !
- Không được ! Mua xong Ô-tô mà chết tan thây thì không cho !
- Thế thì, cho anh mua chiếc Ô- tô, chở em đi dạy, chở bồ cà phê. Rằm , mồng một chở về quê. Rảnh rang du lich thỏa thê một đời…
- Thế thì được !
Ba ngày sau tôi lái chiếc xe KIA màu vàng cam về nhà (Màu hợp với tuổi cô ấy). Rồi cùng nhau mang tiền đi trả.
Xe dừng, vợ chồng anh Toàn ra đón tận cổng, vợ tôi hỏi:
- Xe anh Toàn ?
- Anh ấy dạo này kinh doanh thêm Ô-tô nhập khẩu !
Vừa bước xuống xe, chị Thảo cầm tay vợ tôi bảo:
- Đáng lẽ phải mua lâu rồi ! Có chiếc xe, chẳng mất tiền mua mũ bảo hiểm, không mất 5 ngàn mua khẩu trang, mỗi năm cùng lắm chỉ mất một hộp xi cho ông Hanh đánh giày !
- Chả trách gì mà anh chị giàu là phải ! Tiết kiệm đến thế là cùng !
Cả 4 người cùng cười mãn nguyện !
Năm 2016, thoát khỏi cơn bạo bệnh. Tuy nhiên sống chết khó lường tôi dặn con:


Nếu bố sống đến trăm tuổi
Không mừng thọ con ơi 
Để khi bố qua đời
 Các con không mang nợ
 Đời chiến binh gian khổ 
 Sống lâu sợ hay quên
Lúc tỉnh biết ngồi im
 Khi quên mồm hay nói
 Dẫu bụng không thấy đói
 Ăn rồi lại nói chưa
 Lương hưu vẫn dư thừa
 Kêu không xu dính túi
 Sống lâu sợ nhiều lỗi
 Mong các con tha cho
 Đừng quá nạt tiếng to
 Cháu lớn lên bắt chước
 Gia đình ta từ trước
Quen nền nếp gia phong
 Đừng làm mẹ đau lòng
 Dạy con con con nhé
 Bố vẫn mong sống khỏe
 Sống có ích cho đời
 Đến khi Nam Tào đòi
 Để nhiều người thương nhớ
 Chết mang vô trong nớ
 Đốt lấy tro đưa về
 Khỏi cất bốc nhiêu khê
 Đỡ tốn đất xây mộ
 Và còn điều này nữa: 
Các con nhớ đừng quên:
 Chết đừng làm rùm beng
 Đừng bắc loa trống kèn
 Mở băng than ngày đêm
 Bố nằm đó chẳng yên
Láng giềng làm sao ngủ
 Bao hủ tục xưa cũ
 Bỏ bớt đi con ơi
 Đừng khóc hởi khóc hời
 Đồng đội bố nhiều người
 Chiến trường xưa xương phơi
 Bao mất mát thiệt thòi
 Khóc bao đời cho thỏa
 Đừng trướng vàng bạc giả
 Đốt ô nhiễm môi trường
 Bố sống không tham lam
 Đừng đốt vàng, lừa bố
 Bố đi các con nhớ:
 Chăm nom mẹ sớm chiều
 Mẹ các con đáng yêu
 Chết mọi điều như bố
 Tro bỏ vào hai lọ
 Xây mộ kép nhỏ thôi
 Trên quê hương đời đời
 Cùng sóng đôi toại nguyện./.
Có lẽ không còn điều gì để nói thêm. Chúc mọi người hanh thông mọi bề.


Sau gần một năm được làm bạn với nhiều người, buồn vui cùng chia sẻ. Xin biết ơn tất cả đã đồng hành, động viên khích lệ để tôi mạnh dạn ghi lại những nét cơ bản ký ức một thời của chính bản thân mình và một phần rất nhỏ góc khuất của cuộc chiến, xẩy ra trên một địa bàn cụ thể, của một đơn vị cụ thể, mà từ trước tới nay chưa thấy ai nói đến. Đây không phải là tất cả, mà chỉ là mảnh ghép của góc khuất, nếu như nhiều CCB từng bước ra từ cuộc chiến, tiếp tục nói lên thì bức tranh sẽ hoàn chỉnh hơn, đầy đủ hơn. Nếu được như vậy thì hậu thế nhìn cuộc chiến mà dân tộc ta từng gánh chịu một thời sẽ khách quan hơn.
Bản thân tôi, một người sau khi sống sót trở về, phải trải qua bao gian khổ vất vả, nhưng tất cả chỉ là mưu sinh cho bản thân và gia đình. Tuy nhiên sự ám ảnh của cuộc chiến là rất sâu đậm. Sâu đậm hơn cả là cái chết của nhiều đồng đội mà bản thân từng chứng kiến. Bởi vậy việc đi tìm kiếm hài cốt liệt sỹ như một định mệnh đi suốt cuộc đời còn lại của tôi mấy chục năm qua. Từ năm 1996 đến nay đã 28 lần trở lại chiến trường xưa, tham gia tìm kiếm thành công các liệt sỹ:
1. Trần Sỹ Hữu - Sinh viên khoa toán - chiến sỹ bộ binh (Thanh chương) 
2. Viên Đức Việt - Sinh viên khoa toán - chiến sỹ bộ binh (TP Vinh)
3. Lục Cá Dẫu - Tiểu đội trưởng trinh sát (Quảng ninh)
4. Phạm Văn Lân - Đại đội trưởng trinh sát(Hải phòng)
5. Phạm Văn Dự - Chiến sỹ trinh sát(Thái bình)
6. Trần Văn Phúc- Chiến sỹ trinh sát(Hà Nam)
7. Diệp Mềnh Sắm- Chiến sỹ trinh sát (Quảng ninh)
8. Lưu thái Hùng – Trung đội trưởng bộ binh(TX Vĩnh yên- Trực tiếp đọc điếu văn tại quê anh ấy)
Không có kết quả như mong muốn đối với:
1. LS Tô Quang Vượng, sinh viên K7-ĐHSP Vinh- (Hương Sơn HT.)
2. LS Trịnh Tiến Vinh, sinh viên K7, (quê Thanh Hóa),Gia đình đã tìm theo Ngoại cảm đưa một Hài cốt từ Núi thành Quảng Nam về xây lăng mộ tại quê nhà, thực chất anh ấy hy sinh tại chiến dịch đường 12- Tây Nam Huế.
3.. LS Trần Đình Lễ - Giảng viên ĐHSP Vinh - (Thanh chương NA)
4. LS Nguyễn Trung- sinh viên khoa toán (Thanh Chương)
Chừng ấy là rất nhỏ bé so với trên 12.700 liệt sỹ. Chỉ 30% số ấy được qui tập về nghĩa trang.
Hỡi nhân dân các huyện Tây-Nam tỉnh Thừa Thiên Huế ! Mỗi khi đồng bào cuốc đất trồng cây, gieo hạt, xin hãy cẩn thận cho, mỗi nhát cuốc của các bạn có thể làm nát thêm xương cốt đồng đội tôi.
Xin tỏ lòng biết ơn tất cả các bạn trong và ngoài nước đã đồng hành, chia sẻ động viên, khích lệ.Đặc biệt cảm ơn các CCB trong và ngoài trung đoàn 6 từng tham chiến cùng mặt trận, đã cung cấp, bổ sung tư liệu, ,góp ý chân thành để những trang viết chính xác và khách quan hơn.


Thành phố Vinh, Ngày 29/6/2017. 
Đinh Hữu Hanh.- Nguyên chiến sỹ trinh sát trung đoàn 6- QK Trị -Thiên -Huế (1972-1975)


Tác giả : Đinh Hữu Hanh
Biên soạn : Nguyễn Kỳ Nam

Bài đăng nổi bật

Mù Cang Chải mùa lúa chín