3/3/17

VỈA HÈ LÒNG ĐƯỜNG - BAO GIỜ CÓ HỒI KẾT ?


Cả tháng qua dư luận nóng bỏng chuyện lập lại trật tự cho vỉa hè  dành đường cho người đi bộ của UBND Quận 1 – TPHCM mà người trực tiếp chỉ đạo là Phó chủ tịch Đoàn Ngọc Hải.

Ra quân rầm rộ và quyết liệt chưa từng có từ trước đến nay với quyết tâm của người lãnh đạo: "Nếu không làm được tôi sẽ cởi áo về vườn không làm nữa, chứ không làm theo phong trào, đánh trống bỏ dùi, để nổi tiếng". Việc thực thi pháp luật này lại đang là đề tài của hai quan điểm trái ngược. Đại đa số người dân ủng hộ nhưng cũng không ít những phản ứng tiêu cực trên các diễn đàn và mạng xã hội. Nhiều ý kiến cho rằng những đối tượng buôn bán nhỏ là dân nghèo hết đường sống, Một số bà con tiểu thương còn kéo nhau lên trụ sở Ủy ban gây ồn ào và yêu cầu ông Hải từ chức.

Việc quản lý vỉa hè lòng đường đã được TPHCM ban hành kèm theo Quyết định số: 74 /2008/QĐ-UBND ngày 23 tháng 10 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố. Tuy nhiên nhiều người cho rằng nguyên do căn bệnh “đánh trống bỏ dùi” của các cấp chính quyền trong nhiều năm qua khiến cho người dân “nhờn” và hơn nữa các quy định đưa ra phải chăng nhằm tạo cớ cho các lực lượng trật tự Phường bảo kê thu tiền của các tiểu thương và lờ đi việc họ đang vi phạm trật tự đô thị. 

Từ đó nhiều tổ chức, cá nhân bỏ vốn đầu thư trang thiết bị phục vụ việc kinh doanh lấn chiếm hè đường. Nhà này làm được  thì nhà khác cũng làm khiến cho vỉa hè bị chiếm dụng, đô thị nhếch  nhác, lộn xộn. Kèm theo đó là mất vệ sinh đường phố, người đi bộ không còn chỗ phải đi xuống lòng đường gây cản trở giao thông. Nạn ùn tắc giao thông một phần cũng  từ nguyên do này.
Phải khẳng định rằng chủ trương lập lại trật tự vỉa hè lòng đường là đúng. Vỉa hè là của toàn dân, nhằm  phục vụ giao thông công cộng  chứ không thể phục vụ một số nhỏ thu lợi riêng. Một phần nhỏ tổ chức, cá nhân kinh doanh lấn chiếm vỉa hè lòng đường  đang lấy đi quyền đi bộ của đại đa số người dân. Phản ứng  về việc  này nhằm bảo vệ lợi ích cho riêng mình là ích kỷ. 

Bên cạnh những lợi ích của người đi bộ và mỹ quan đô thị cũng phải nói thêm rằng: Nếu các cấp chính quyền cơ  sở làm tốt công tác vận động quần chúng và xử lý vi phạm ngay từ khi  Thành phố ra  quyết  định thì những tổ chức, cá nhân đâu dám lấn chiếm, đâu dám bỏ tiền đầu tư để rồi bị tháo dỡ, phá bỏ. Mặt khác khi tiến hành xử  lý vi phạm đã tồn tại từ nhiều năm cần có lộ trình bằng việc lập biên bản vi phạm, ký cam kết tự giải phóng mặt bằng, không gian lấn chiếm  trong một khoảng thời gian nhất định để người  vi phạm tự giác thực hiện gi ảm thiểu thiệt hại vật chất cho họ.Việc phải  cưỡng chế phá dỡ cũng là một hình ảnh không đẹp trong con mắt của người dân và khách du lịch.

Xây dựng ý thức chấp hành pháp luật không  thể chỉ bằng những biện pháp  hành chính khiên cưỡng mà  phải là trách nhiệm  của cán bộ quản lý Nhà  nước khi được giao nhiệm vụ bằng sự nghiêm túc, liêm chính , có lý có tình và khi đó  “Khó trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”

K ỳ Nam

-       Ảnh: Internet
Bài đăng trên báo Diễn đàn Doanh nghiệp ngày 3/3/2017

ttps://enternews.vn/index.php/trat-tu-via-long-duong-bao-gio-co-hoi-ket.html

Không có nhận xét nào:

Bài đăng nổi bật

Mù Cang Chải mùa lúa chín