Được thành lập từ năm 2000 với diện tích 6400m2, 135 gường
bệnh cùng 15 chuyên khoa khám và điều trị bệnh nhân với đầy đủ trang thiết bị
tiên tiến nhất cùng đội ngũ giáo sư, y bác sỹ, kỹ thuật viên giỏi được đào tạo
trong và ngoài nước. Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh đang đóng góp tích cực trong
việc chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn TPHCM và những tỉnh lân cận.
BVĐK Vạn Hạnh - TPHCM |
Với những thành tích đã đạt được
trong 17 năm qua, nhiều năm liền đứng trong “Top 100 Doanh nghiệp tiêu
biểu” của TPHCM. Bệnh Viện Đa khoa Vạn Hạnh lại một lần nữa khẳng định
mình bằng việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ tế bào gốc trong việc điều trị
nhiều căn bệnh khó chữa. Y học tái tạo
giúp cơ thể bổ sung, huy động, kích thích tế bào gốc nội sinh để tự sửa chữa,
thay thế, khôi phục và tái tạo. Gặp Tổng Giám đốc bệnh viện Huỳnh
Kim Dung nhân dịp chị ra công tác tại Hà Nội, chị vui mừng chia sẻ: “Mới
đây bệnh viện vừa được Bộ Y Tế cho phép tiến hành thử nghiệm điều trị đái tháo
đường type 1 bằng liệu pháp tế bào gốc. Đây là công trình nghiên cứu khoa học
cấp Nhà nước do Thạc sỹ Phan Kim Ngọc - Nguyên trưởng phòng nghiên cứu thí
nghiệm tế bào gốc, Đại học Quốc gia TPHCM cùng Thạc sỹ, BS Lê Thị Bích Phượng -
Chủ nhiệm đơn vị Tế bào gốc, bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh đồng chủ nhiệm.
Phòng đón tiếp bệnh nhân |
Từ kết quả của quá trình nghiên cứu,
nhóm tác giả đã công bố trên 10 bài báo được đăng tải trên các tạp chí Quốc tế
uy tín trên thế giới về tính an toàn và hiệu quả của phương pháp sử dụng tế bào
gốc trong điều trị bệnh nhân đái tháo đường type1. Bệnh viện Đa khoa Vạn
Hạnh cũng là đơn vị y tế đầu tiên trong cả nước được phép thử nghiệm liệu pháp
này.”
Chị Dung cho biết thêm: ” Bệnh viện sẽ chi 1tỷ 600 triệu để thử nghiệm điều trị bằng liệu pháp tế bào gốc cho 30 đối tượng bệnh nhân đái tháo đường type 1 từ nay đến 9/2018 và báo cáo định kỳ kết quả cho Bộ Y Tế”.
Chị Dung cho biết thêm: ” Bệnh viện sẽ chi 1tỷ 600 triệu để thử nghiệm điều trị bằng liệu pháp tế bào gốc cho 30 đối tượng bệnh nhân đái tháo đường type 1 từ nay đến 9/2018 và báo cáo định kỳ kết quả cho Bộ Y Tế”.
Là Bác sỹ được đào tạo chuyên khoa
Răng hàm mặt tại Đại học Y dược TPHCM, tốt nghiệp năm 1982. Sau một thời gian
mở phòng Nha khoa, với tâm huyết muốn cứu giúp và mang lại hạnh phúc cho nhiều
người thoát khỏi bệnh tật chị quyết định cùng gia đình thành lập Bệnh viện mang
tên “Vạn Hạnh” ngay tại trung tâm thành phố nhằm tiện lợi cho người dân đến
khám và chưa bệnh. Không dừng lại ở đó, chị cho các con ra nước ngoài học
và đầu tư những công nghệ mới nhất phục vụ chuẩn đoán và điều trị bệnh và con
gái Lê Thị Bích Phượng của chị đã bảo vệ thành công luận án Thạc sỹ với đề tài” Chuyển tế
bào gốc thành tế bào sinh tiết insulin”.
Các chuyên gia nước ngoài thăm đơn vị Tế bào gốc |
Trao đổi với Lê Thị Bích Phượng -
Phụ trách Đơn vị Tế bào gốc - Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh, chị cho biết: “ Như
anh đã biết, công nghệ tế bào gốc đã được nhiều nước trên thế giới nghiên cứu
và ứng dụng. Trên thế giới đã ghi nhận hơn 100 bệnh đã điều trị khỏi bằng
phương pháp trị liệu dựa vào tế bào gốc. Tại Việt Nam cũng đã có một số cơ sở Y
tế lớn đang thực hiện việc điều trị bằng liệu pháp tế bào gốc như: Viện Huyết
học TW (Hà Nội), Bệnh viện Nhi (Hà Nội), Bệnh viện Đà Nẵng, Việt Đức (Hà
Nội)…Việc đầu tư một cơ sở thực hiện công nghệ này rất tốn kém bởi hạ tầng cùng
các thiết bị đều cao cấp đạt các tiêu chuẩn y tế quốc tế nghiêm ngặt cùng đội
ngũ bác sỹ, kỹ thuật viên chuyên nghiệp”.
Kỹ thuật viên thao tác trên máy vô trùng |
Khiêm tốn và dè dặt ít thấy ở một
nhà khoa học trẻ khi nói về bệnh viện của mình, chị trả lời thêm:” Bệnh viện
Vạn Hạnh ngoài việc thử nghiệm liệu pháp tế bào gốc cho bệnh nhân đái tháo
đường type 1, hiện đã và đang sử dụng liệu pháp này và đã thành công cho
bệnh nhân thoái hóa khớp gối và đang tiếp tục nghiên cứu để triển khai
điều trị các bệnh như: Loét chân do đái tháo đường, phổi tắc nghẽn mãn tính, xơ
cứng teo cơ cột bên…"
Nhớ lại hình ảnh chưa lâu khi tôi đến thăm Bệnh viện Vạn Hạnh. Câu Slogan: ”Người bệnh trên hết” đã để lại ấn tượng không chỉ cho tôi và nhiều bệnh nhân đến đây. Lấy "Người bệnh" là trung tâm để chữa trị. Thì thầy thuốc như người mẹ hiền, Chứ không lấy" bệnh tật" là trung tâm thì thầy thuốc chỉ là "thợ chữa bệnh" đang là tiêu chí mà toàn thể cán bộ nhân viên bệnh viện quán triệt bắt nguồn từ cái tâm của bộ máy lãnh đạo bệnh viện, cùng với việc sử dụng công nghệ tin học hiện đại trong công tác quản lý bệnh viện và chăm sóc bệnh nhân một cách khoa học tôi hiểu rằng để trở thành một bệnh viện tư nhân uy tín hàng đầu như Vạn Hạnh không chỉ là giá trị vật chất được đầu tư mà giá trị cốt lõi phải là cái tâm phục vụ người bệnh.
Kỳ Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét