21/11/18

HUYỀN KHÔNG SƠN THƯỢNG - CHỐN TIÊN CẢNH BỒNG LAI XỨ HUẾ

Nằm giữa núi rừng phía tây TP Huế - Huyền Không Sơn Thượng tọa lạc tại lưng chừng núi thuộc thôn Chầm, phường Hương Hồ, Thị xã Hương Trà.

Nơi đây như là một ngôi chùa nổi tiếng, một tiên cảnh bồng lai trong quần thể di tích cố đô Huế. Chùa thuộc hệ phái Phật giáo Nam tông, được Thượng tọa Giới Đức khai sơn năm 1989. Chùa nằm giữa khu rừng thông quanh năm xanh mát. Khuôn viên chùa là một khu vườn xanh ngắt với những dòng suối nhỏ nở đầy bông súng tím, những giò hoa phong lan quý, những cây sứ, thiên tuế, tùng, bách … cổ thụ hàng trăm năm tuổi, không gian yên ả thanh bình. Khu vực chùa có Chánh điện, Am mây tía, Nghinh lương đình, Nhà khách, Chúng hòa đường (nhà sinh hoạt), Quá thiện đường (nhà ăn), Tăng xá, Cốc liêu chư Tăng-Ni, vườn cỏ đá, thủy nguyệt đàm, thư pháp đình…
Với phong cách kiến trúc dị giản, vật liệu xây dựng chủ yếu là gỗ, ngói vảy cá mang dáng dấp hồn Huế và hồn Việt, không ảnh hưởng cung đình, không bắt chước rồng phượng, họa tiết Tàu, Nhật; không sơn phết sắc màu đền miếu dân gian… Lấy sự hài hòa với thiên nhiên, với hồn thơ, hồn dân tộc, hồn của các giá trị nhân văn với những câu thơ đối khắc trên đá, gỗ…
Ngỡ ngàng trước vẻ đẹp thơ mộng và huyền ảo nơi đây, PV Báo Diễn đàn Doanh nghiệp xin giới thiệu cùng độc giả chùm ảnh dưới đây:
Bài và ảnh: Kỳ Nam

15/11/18

MỘT NGÀY VỚI NÔNG DÂN PHÁ TAM GIANG

5h sáng PV Báo Diễn đàn Doanh nghiệp có mặt tại Cồn Gai, Quảng Công, Quảng Điền, nơi có cửa lạch lớn. Thuyền bè tấp nập vào bến mang theo những rọ cá đánh lờ đêm trên Phá Tam Giang.


Tôm, cá đủ loại được các tiểu thương Cồn Gai mua buôn về bán tại chợ ngay bên bờ Phá Tam Giang. Những ông chồng ngồi trên thuyền chờ vợ xuống bến bán thủy sản. Trời còn tối, những ánh đèn pin được đeo trên trán để có ánh sáng lựa chọn phân loại và giao dịch mưa bán. Bến cá tấp nập người mua bán.
Tìm hiểu quy trình đánh bắt thủy sản tại Phá Tam Giang, anh Nguyễn Gánh - một nông dân Thôn Phước Lập, Quảng Phước, Quảng Điền đang ngồi vá những ô lưới cho bộ lờ trên thuyền, anh cho biết: "Anh dậy từ 2h sáng đi thu lờ, bộ lờ của anh dài 1500m, thu xong cũng đến 4-5h sáng rồi chở vô bến chợ Cồn Gai, bán hết thủy sản anh cùng vợ lại tiếp tục ra Phá Tam Giang thả số lờ ni và đến 2h lại tiếp tục đi thu, công việc hàng ngày cứ tiếp diễn rứa”. Được hỏi về thu nhập mỗi ngày anh cho biết thêm "Mỗi ngày trung bình hai vợ chồng anh kiếm được 200 ngàn đồng đời sống cũng đỡ hơn hai năm trước”.
Chứng kiến những người nông dân lam lũ nơi sông nước, mỗi ghe hàng ngày chỉ thu được vài kg thủy sản mới thấy đời sống của bà con nơi đây còn khó khăn lắm; mặc dù sau sự cố môi trường biển Phá Tam Giang cũng gián tiếp bị ảnh hưởng và đã được Chính phủ hỗ trợ cho bà con nơi đây với số tiền 238,4 tỷ đồng năm 2016.
PV Báo Diễn đàn Doanh nghiệp ghi lại những hình ảnh tại Phá Tam Giang:
Bài và Ảnh: Kỳ Nam

Bài đăng nổi bật

Nao lòng vẻ đẹp của Đồng Lâm

Thảo nguyên Đồng Lâm là một điểm du lịch Lạng Sơn hấp dẫn cách Hà Nội chỉ 130km. Nơi đây có diện tích gần 100ha mang vẻ đẹp tựa như tranh vẽ...