Bốn ngày ăn ở cùng bà con ngư dân xã Quảng Công, Quảng Điền,
Thừa Thiên Huế. Gặp gỡ, tiếp xúc và chứng kiến những buồn vui của bà con nơi
đây mới thấy hết những mong đợi thông tin
chính thức về tình hình môi trường biển. Cũng thật dễ hiểu bởi cuộc sống mưu
sinh của họ luôn gắn với biển. Hàng trăm ghe thuyền của bà con nơi đây đã không
hoạt động. Hơn một tháng nay, cuộc sống của họ thực sự khó khăn.
Chỉ có thể mắt
thấy tai nghe mới thấy hậu quả còn kéo dài nếu việc thông tin về kết quả kiểm
nghiệm mức độ độc hại còn tồn dư trong nước biển tại bốn tỉnh miền Trung chưa được công bố mặc dù nguồn hỗ trợ ngư dân theo quyết định của Chính phủ đã về đến
đây.
Gặp Bí thư xã Nguyễn Đính, anh cho biết” Hơn 56 tấn gạo cùng tiền hỗ trợ
đã về đến xã từ 5h sáng và nội nhật trong ngày hôm nay 20/5 sẽ cấp phát toàn bộ
cho bà con, chúng tôi huy động 100% quân số của Đảng ủy, HĐND và UBND xã cùng
cán bộ các bạn ngành trong xã để thực hiện việc này”. Chứng kiến một ngày tại
đây mới thấy những nỗ lực của Chính quyền địa phương trong việc giúp dân khắc
phục những khó khăn đang còn tồn tại.
Từ 7h30 sáng đến 4h30 chiều bà con ngư dân Quảng
Công với 2404 nhân khẩu của 579 hộ gia đình (có bổ sung) đã được nhận đầy đủ
mỗi nhân khẩu 22,5kg gạo, 25 chủ thuyền không dùng máy được nhận 3.5 triệu và
142 chủ thuyền máy cũng đã được nhận mỗi chủ thuyền 5 triệu đồng từ hỗ trợ của Chính phủ. Những gương mặt hồ hởi,
quang cảnh tấp nập tại sân UBND Xã cho thấy người dân rất cần ổn định cuộc sống
và khát khao được ra khơi bám biển.
Một chị đang chờ nhận tiền hỗ trợ nói với
tôi : “ Cả tháng nay không được ăn cá thèm quá, ăn thịt nó cứ nhạt phèo mà
chóng chán. Ước chi được ăn cá biển nhưng mà chưa thấy có thông tin chi từ Nhà
nước nên không ai dám ăn, quá sốt ruột những ngày qua nhiều thôn trong xã bà
con đã bắt đầu đi biển, nhưng cá đánh về không ai dám ăn chỉ bán làm thức ăn
cho tôm cho những chủ nuôi trong Phá Tam Giang, mỗi ký được 7, 8 ngàn đồng. Bà
con dân biển bọn em chỉ ưa ăn cá nên mới có câu “ Cơm cá hơn cả mạ con” anh à”.
Động viên mấy cháu trong nhà đi biển “ Mấy đứa mi cứ đi biển
đi, cá còn đang sống, đang bơi mình trực tiếp bắt về mà, hơn nữa cách bờ 10 hải
lý chắc không sao mô, mang vô chú ăn cho coi, không thể ngồi chờ đó mãi được” Thế rồi 3 ghe ra biển sau hơn một
tháng nằm bất động, hàng ngày vẫn phải ra múc nước biển tưới ghe tránh cho nắng
nóng làm hư hỏng. Ra khơi từ 4 giờ chiều đến 7giờ 39 tối mới trở về. Một ghe
được 30kg, một ghe 40kg và ghe thằng cháu ruột được 15kg, toàn cá trích. Vừa
mang rỏ cá về nhà, bớt lại mấy ký để ăn còn bán được 100 ngàn đồng, chia cho 3
lao động. Cháu mình có ghe được 50 ngàn còn lại chia cho hai người khác. Chứng
kiến sự thật mà thương cháu ứa nước mắt.
Chẳng còn cách nào khác khi ngư dân nơi đây không có nghề
phụ mang lại thêm thu nhập. Chính quyền vẫn tìm cách động viên bà con đi biển
để giải quyết khó khăn hàng ngày bằng việc hỗ trợ 70% giá trị hải sản đánh bắt
về nếu không tiêu thụ được, tuy nhiên với ngư dân may mắn bắt được nhiều cá còn
đỡ chứ một vài chục ký họ cũng ngại các thủ tục để được hỗ trợ từ Chính quyền.
Gặp cháu Văn – Ngư dân Thôn Cương Giáng, cháu tâm sự: “ Không biết đến khi mô
mới có kết luận về việc cá chết để chúng cháu đi biển về còn bán được cá cho
người ăn, khi đó giá sẽ cao hơn, mới bù đắp được công sức lao động của chúng
cháu”.
Tôi đang xin thêm 1ha nữa để trồng rau sạch phục vụ nhà hàng và tặng cho khách
khi đến đây, hiện tại vườn rau này tôi đã trồng để sử dụng đang còn thuê của
các hộ gia đình. Từ khi cá chết lan vào biển Thừa Thiên Huế nhà hàng vắng khách
hẳn mặc dù tôi đã đặt mua cá, tôm hùm, ốc hương… từ Khánh Hòa, cua mua từ Cà
Mau, một số hải sản khác mua từ các hộ nuôi lồng trong Phá Tam Giang nhưng
khách vẫn chỉ đạt 50% so với trước” Hỏi anh thêm về việc anh có được hỗ trợ gì
từ Nhà nước anh chia sẻ: “ Ngay sau khi có thông báo chính thức về việc cá chết
ảnh hưởng đến Thừa Thiên Huế, ngân hàng Nông Nghiệp có đến gặp gỡ, hướng dẫn
tôi làm các thủ tục cần thiết để được xem xét hỗ trợ vì tôi có vay thêm một
phần vốn đầu tư của Ngân hàng, nhưng đến nay chưa thấy phía Ngân hàng cho biết
kết quả”
Anh cho biết thêm:” Với mức đầu tư như đã nói với anh, hiện
nhà hàng Duyên Anh có 40 nhân viên làm việc. Chưa tính chi phí khấu hao tài sản,
mỗi tháng tôi vẫn phải chi 400 triệu cho
lương nhân viên, chi phí cho phòng lạnh 24/24h để nuôi nhốt hải sản biển nên hiện tại đang lỗ
vốn. Nếu không vướng vụ cá chết hàng loạt, ngoài việc kinh doanh có lãi tôi còn
làm lợi cho bà con ngư dân bằng việc mua cá tươi sống với giá cao, ngành du
lịch địa phương cũng có thêm điểm đến phục vụ ẩm thực cho du khách. Tôi cũng mong các Bộ liên quan sớm có kết luận về thực trạng môi trường biển miền Trung để người dân sớm ổn định đời sống và phát triển san xuất kinh doanh”.
Chỉ bấy nhiêu điều được chứng kiến từ Thừa Thiên Huế mới
thấy những thiệt hại vô cùng to lớn mà người dân Thừa Thiên Huế nói riêng và 3
tỉnh ven biển miền Trung đang phải gánh chịu cho dù đã nhận được những hỗ trợ
tích cực từ các cấp Chính quyền.
Người viết bài này chỉ có một mong muốn thay cho hàng trăm
ngàn ngư dân nơi đây là sớm có câu trả lời từ các cơ quan chức năng về tình
trạng ô nhiễm biển, để người dân lại yên tâm bám biển tự lo cho cuộc sống gia
đình mình đồng thời có mặt trên vùng biển quê hương góp phần bảo vệ toàn vẹn
biển đảo Tổ quốc.
Huế, 21/5/2016
Kỳ Nam