Sau nhiều giờ tác nghiệp trên bãi biển Hải Lý nơi có nhà thờ đổ còn sót lại một phần sau khi bị nước biển xâm thực cùng hàng trăm chiếc thuyền với ngư dân nơi đây, chúng tôi trở lại thị trấn Cồn để dùng bữa trưa với món ẩm thực đặc biệt - Gỏi cá nhệch. Đón chúng tôi là cô chủ quán tên Phượng. Sau lời chào mời đon đả và nụ cười tươi trên gương mặt bầu bĩnh, phúc hậu, Phượng đưa chúng tôi vào phòng rộng phía trong. Vừa bước chân vào cửa phòng mọi người đều bất ngờ và "choáng" khi thấy trên hai chiếc bàn kê sẵn đường kính 1m phủ gần như kín toàn rau xanh các loại, khoảng trống ở giữa đang dành chỗ cho món gỏi cá nhệch sắp được mang lên.
Nhiều người tranh thủ phỏng vấn gia chủ về món ăn đặc biệt này "Em ơi đây là những rau gì ?" " Em ơi nước chấm này pha ra sao ?" rồi có người chưa được nhìn thấy con nhệch cũng yêu cầu được dẫn ra bể nhốt để chiêm ngưỡng...Giới thiệu với thực khách về món này Phượng cho biết : Gỏi cá nhệch được làm từ cá nhệch bắt ở vùng ven bờ biển nơi gần cửa sông. Khâu làm thịt và chế biến cũng rất cầu kỳ để khi thực khách ăn không còn vị tanh mà vẫn thơm, dai và giòn.Nhà thờ đổ ( Hải Lý - Hải Hậu) |
Đưa từng miếng vào miệng, cảm nhận hương vị thơm của rau, rồi đến vị bùi, ngậy của nước chấm, vị mằn mặn vừa phải của mắm tôm, vị cay, nồng, thơm, nóng của chanh, quất, của ớt, của sả... Rồi vị bánh đa bùi bùi giòn tan và cuối cùng là vị ngọt, dai mà giòn của cá nhệch. Tất cả tan dần trong miệng. Thật tuyệt. Nuốt miếng gỏi rồi mà dư vị vẫn còn đọng mãi...Sau bữa ăn trưa trước khi về lại Hà Nội, nhóm chúng tôi ghé thăm thị trấn Cồn, nơi có hai nhà thờ rất lớn bên khu An Bài , ghé thăm bà con dòng tộc của Anh Lại Hiển, Lại Diễn Đàm, thăm chợ Cồn nổi tiếng vùng đất duyên hải này và không quên đến dãy hàng "mậu dịch" của thời xa xưa.
Dãy nhà bách hóa nơi cô Tâm bán hàng |
"Ai qua Văn Lý, Chợ Cồn
Ghé hàng mậu dịch xem .ồn cô Tâm"
Kỳ Nam. Ảnh: Kỳ Nam,Diễn Đàm, Lại Hiển, Sơn Hải.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét