Việc người lao động là cựu chiến binh trong các doanh nghiệp đang hoạt động bị lạm thu tiền Bảo hiểm y tế với mức 1,5% và doanh nghiệp sử dụng lao động là cựu chiến binh cũng đang phải đóng 3% lương của những lao động này theo quy định đang là điều bất hợp lý.
Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014 QH13 qui định đối tượng phải mua bảo hiểm y tế bắt buộc là người lao động làm việc theo hợp đồng có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên đều phải tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc, mức đóng BHYT bắt buộc đối với doanh nghiệp là 4,5% trong đó doanh nghiệp đóng 3% và người lao động đóng 1,5 % trên số tiền lương. Cũng về vấn đề này theo quy định tại điểm a, khoản 1, điều 4 Nghị định số 105/2014/NĐ-CP ngày 15/11/2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT; điểm d, khoản 3, điều 1 Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 24/11/2014 của liên Bộ Y tế, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện BHYT, thì đối tượng là cựu chiến binh được Ngân sách Nhà nước đóng BHYT (bao gồm cả người tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 9/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ), được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh.
Theo số liệu thống kê sơ bộ, hiện cả nước có trên 6 triệu Cựu chiến bình và hơn 1.000 doanh nhân cựu chiến binh đang được hưởng chế độ này song rất nhiều người trong số đó hiện đang là người sử dụng hoặc người lao động vẫn đang phải đóng thừa một lần bảo hiểm y tế.
Trao đổi vấn đề này với một cựu chiến binh vừa là Giám đốc một doanh nghiệp ở Hà Nội, được biết: “Từ nhiều năm nay tôi luôn có hai thẻ bảo hiểm y tế mang theo người. Một thẻ dành cho cựu chiến binh và một thẻ BHYT bắt buộc dành cho doanh nghiệp“.
Như vậy, chỉ cần nhẩm tính mỗi cựu chiến binh được hưởng lương tháng 3 triệu đồng thì số tiền họ phải đóng bảo hiểm y tế bắt buộc hàng năm sẽ là :
3.000.000 * 1,5% *12 tháng = 540.000 VND/ người và doanh nghiệp sẽ phải đóng quỹ BHYT là : 1.080.000 VND/ lao động.
Số tiền nêu trên được nhân lên với hàng triệu cựu chiến binh đang làm việc tại các doanh nghiệp sẽ là con số không nhỏ mà ngành BHXH đang lạm thu một cách bất hợp lý. Trong khi cựu chiến binh và các doanh nghiệp sử dụng lao động là cựu chiến binh đang phải oằn mình đối mặt với bao khó khăn của thị trường và cuộc sống mưu sinh hàng ngày.
Hy vọng các cơ quan quản lý Nhà nước liên quan đến chế độ BHXH, BHYT sớm điều chỉnh những qui định đã ban hành nhằm khắc phục những bất cập đang còn tồn tại.
Theo số liệu thống kê sơ bộ, hiện cả nước có trên 6 triệu Cựu chiến bình và hơn 1.000 doanh nhân cựu chiến binh đang được hưởng chế độ này song rất nhiều người trong số đó hiện đang là người sử dụng hoặc người lao động vẫn đang phải đóng thừa một lần bảo hiểm y tế.
Trao đổi vấn đề này với một cựu chiến binh vừa là Giám đốc một doanh nghiệp ở Hà Nội, được biết: “Từ nhiều năm nay tôi luôn có hai thẻ bảo hiểm y tế mang theo người. Một thẻ dành cho cựu chiến binh và một thẻ BHYT bắt buộc dành cho doanh nghiệp“.
Như vậy, chỉ cần nhẩm tính mỗi cựu chiến binh được hưởng lương tháng 3 triệu đồng thì số tiền họ phải đóng bảo hiểm y tế bắt buộc hàng năm sẽ là :
3.000.000 * 1,5% *12 tháng = 540.000 VND/ người và doanh nghiệp sẽ phải đóng quỹ BHYT là : 1.080.000 VND/ lao động.
Số tiền nêu trên được nhân lên với hàng triệu cựu chiến binh đang làm việc tại các doanh nghiệp sẽ là con số không nhỏ mà ngành BHXH đang lạm thu một cách bất hợp lý. Trong khi cựu chiến binh và các doanh nghiệp sử dụng lao động là cựu chiến binh đang phải oằn mình đối mặt với bao khó khăn của thị trường và cuộc sống mưu sinh hàng ngày.
Hy vọng các cơ quan quản lý Nhà nước liên quan đến chế độ BHXH, BHYT sớm điều chỉnh những qui định đã ban hành nhằm khắc phục những bất cập đang còn tồn tại.
Kỳ Nam
Bài đăng trên Báo giấy và điện tử "Diễn đàn Doanh nghiệp" ngày 18/11/2016
Tài liệu tham khảo : http://www.vietgiaitri.com/xa-hoi/doi-song/2012/12/dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-hoi-cuu-chien-binh-vn/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét