15/11/15

VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG - ĐÔI ĐIỀU NHÌN NHẬN

Trở lại Vườn quốc gia Cúc Phương trong dịp đưa khách đi tham quan du lịch. Chứng kiến những gì nơi địa danh du lịch nổi tiếng này mà buồn. Cái tư duy “ăn xổi ở thì” như vẫn đang hằn sâu trong đầu những người lãnh đạo ngành du lịch và địa phương. Ninh Bình là nơi có nhiều địa danh du lịch nổi tiếng như Tràng An, chùa Bái Đính, Tam Cốc, Bích Động nhà thờ đá Phát Diệm... Vườn Quốc Gia Cúc Phương có diện tích 22.200ha, chu vi  220km là  khu rừng  nguyên sinh giàu tính đa dạng sinh học. Cúc Phương có 19 quần th thực vật, trên 2234 loài thực vật bậc cao và rêu được phân bố trong 231 họ, 917 chi.
Tại đây đã phát hiện được 118 loài quý hiếm, 11 loài đặc hữu, 433 loài cây thuốc, 229 loài cây ăn được, 240 loài có thể dùng làm thuốc nhuộm, 137 loài cho tanin... Trong đó có nhiều loài mới cho khoa học. Khu hệ động vật Cúc Phương cũng vô cùng phong phú và đa dạng. Chỉ tính riêng các loài động vật có xương sống, Cúc Phương đã có tới 659 loài bao gồm : 66 loài cá, 76 loài bò sát, 46 loài ếch nhái, 336 loài chim và 135 loài thú. Về động vật không xương sống đã ghi nhận được 1899 loài và dạng loài, thuộc 169 họ, 33 bộ, 6 lớp và 3 ngành. Trong số đó có 81 loài quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam và sách đỏ IUCN.
 Ngoài chức năng bảo tồn thiên nhiên, rừng Cúc Phương còn là trung tâm cứu hộ linh trưởng và phát triển đa dạng sinh học, nhiều hang động đẹp có giá trị lịch sử và văn hóa, là điểm du lịch rất hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
Vậy mà để đến được đia danh này với quãng  đường  chỉ  có 120km từ Hà Nội  vẫn còn  khó khăn. Hệ thống biển chỉ dẫn còn thiếu, đường  vào  đến cửa  rừng xuống cấp nghiêm trọng không được sửa chữa, tu tạo.

Với khoản thu phí tham quan 40.000 VND /du khách, hàng năm  vườn Cúc Phương đón hàng chục ngàn khách đến đây vậy mà khu trung tâm rừng nơi phục vụ du khách  không có điện lưới quốc gia, trạm tiếp sóng điện thoại di động không được đầu tư, khách vào đến rừng là không thể liên lạc đi đâu được. Đường trong rừng quanh co, các khúc cua khuất tầm nhìn không có gương cầu quan sát xe ngược chiều; Mặt đường hẹp không đủ chỗ cho hai xe tránh nhau; 
Biển chỉ dẫn lối đi không đầy đủ, thiếu thông tin khoảng cách gây khó khăn cho du khách. Từ khu trung tâm dịch vụ (Khu B) cách cửa rừng 20 km để đến điểm có cây chò ngàn năm tuổi phải đi bộ qua quãng đường rừng quanh co trên núi với chiều dài 3km còn thiếu biển chỉ dẫn. Ngay bên cạnh cây Chò là tấm biển chỉ dẫn “Đường về -Way back” không có chú thích khoảng cách và suốt quãng đường về gần 4km này không hề có một biển chỉ dẫn nào khiến du khách không thể định lượng được khoảng cách và thời gian di chuyển, gặp chuyện chẳng lành trên đường cũng không thể liên lạc với bên ngoài để cứu hộ.
Điện thoại góp ý cho Trung tâm giáo dục môi trường và dịch vụ  của Vườn Cúc Phương sau khi trở về Hà Nội tôi nhận được thái độ cầu thị của chị cán bộ nơi đây, hy vọng lần sau quay trở lại  sẽ có những đổi khác.

Thiết  nghĩ  Nhà nước và địa phương cần đầu tư cơ sở vật chất , hạ tầng nơi đây cùng với  việc  quan tâm  xúc  tiến  du lịch nhằm bảo tồn những giá trị thiên nhiên và phát triển du lịch xứng đáng với tầm cỡ của một vườn quốc gia nổi tiếng này chắc rằng nơi đây sẽ là điểm du lịch khám phá lý tưởng.

Không có nhận xét nào:

Bài đăng nổi bật

Nao lòng vẻ đẹp của Đồng Lâm

Thảo nguyên Đồng Lâm là một điểm du lịch Lạng Sơn hấp dẫn cách Hà Nội chỉ 130km. Nơi đây có diện tích gần 100ha mang vẻ đẹp tựa như tranh vẽ...